(Ôn thi Toán vào 10) Một số dạng toán khác trong Hình học phẳng

Một số dạng toán khác trong Hình học phẳng nằm trong bộ Chuyên đề ôn thi Toán vào lớp 10 năm 2025 đầy đủ lý thuyết và bài tập đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ 12 Chuyên đề ôn thi Toán vào lớp 10 năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

I. VÍ DỤ MINH HỌA

Dạng 1. Chứng minh đoạn thẳng bằng nhau

Ví dụ 1. Cho nửa đường tròn O đường kính AB, dây CD không cắt đường kính AB (thứ tự theo tứ giác ACDB). Gọi H K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ A B đến CD. Chứng minh rằng CH=DK.

(Ôn thi Toán vào 10) Một số dạng toán khác

Xét ΔOCD cân tại O (do OC=OD) nên đường cao OI đồng thời là đường trung tuyến của tam giác, do đó I là trung điểm của CD, hay IC=ID.

TaOI // AH // BK (cùng vuông góc với HK).

Xét ΔABHO là trung điểm của ABOE // AH nên OElà đường trung bình của ΔABH. Do đó E là trung điểm của BH.

Xét ΔBHKE là trung điểm của BHEI // BK nên EIlà đường trung bình của ΔBHK.Do đó I là trung điểm của HK, hay IH=IK.

Khi đó IHIC=IKID, hay CH=DK.

Ví dụ 2. Trong hình vuông ABCD và nửa đường tròn đường kính AD, vẽ cung AC mà tâm là D. Nối D với điểm P bất kỳ trên cung AC, DP cắt nửa đường tròn đường kính AD K. Chứng minh PK bằng khoảng cách từ P đến AB.

(Ôn thi Toán vào 10) Một số dạng toán khác

Ta lại có DA=DP nên ΔDAPcân tại D,do đó DAP^=DPA^.

Do đó: DPA^=API^ hay APK^=API^.

Do K nằm trên nửa đường tròn đường kính AD nên AKD^=90°, suy ra AKP^=90°.

Xét ΔAPK (vuông tại K)ΔAPI (vuông tại I) có: AP là cạnh chung và APK^=API^.

Do đó APK^=API^ (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra PK=PI (hai cạnh tương ứng).

Dạng 2. Chứng minh góc bằng nhau

Ví dụ 3. Cho hai đường tròn O O' không cùng bán kính cắt nhau tại A B. Vẽ đường kính AC AD của OO'. Tia CA cắt đường tròn O' tại F, tia DA cắt đường tròn O tại E. Chứng minh EFC^=ADB^.

(Ôn thi Toán vào 10) Một số dạng toán khác

Hướng dẫn giải:

Xét đường tròn OCEA^=CBA^=90°(hai góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

Xét đường tròn O'AFD^=ABD^=90° (hai góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

Do đó CED^=CFD^=90°nên hai điểm E, F cùng nằm trên đường tròn đường kính CD, do đó tứ giác EFDCnội tiếp, suy ra EFC^=EDC^.

Ta có ABC^=ABD^=90°nên CBD^=ABC^+ABD^=90°+90°=180°, do đó C, B, Dthẳng hàng.

Do đó ADB^=EDC^, nên EFC^=ADB^.

Ví dụ 4. Cho nửa đường tròn O đường kính AB, C là điểm chính giữa của cung AB. Gọi M là điểm trên cung nhỏ BC. Hạ CIAM IAM. Chứng minh rằng MOI^=MBC^.

(Ôn thi Toán vào 10) Một số dạng toán khác

Xét nửa đường tròn OCMA^,COA^ lần lượt là góc nội tiếp chắn cung CA nên CMI^=12COA^=1290°=45°.

Ta có CIM^=90°CMI^=45° nên ΔCIM vuông cân tại I. Do đó IC = IM.

Xét ΔIOMΔIOC có: OI là cạnh chung, IC = IM, OC = OM

Do đó ΔIOM=ΔIOC (c.c.c), suy ra MOI^=COI^ (hai góc tương ứng). (1)

Ta có AIC^=90°AOC^=90° nên hai điểm I, O cùng nằm trên đường tròn đường kính AC, do đó tứ giác CIOA nội tiếp, suy ra COI^=CAI^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CI). (2)

Từ (1) và (2) suy ra MOI^=CAI^.

Mặt khác, CAI^=CAM^=CBM^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CM của nửa đường tròn O)

Do đó MOI^=MBC^.

Dạng 3. Chứng minh tia phân giác, tam giác cân, tam giác đều

Ví dụ 5. Cho ΔABC đều, nội tiếp trong đường tròn O;R. Gọi AI là một đường kính cố định và D là điểm di động trên cung nhỏ AC (D A D C).

a) Chứng minh AI là tia phân giác của BAC^.

b) Trên tia DB lấy điểm E sao cho DE = DC. Chứng minh rằng ΔCDE đều và DICE.

Phân tích:

Ta chứng minh được BAI^=CAI^ thì AI là tia phân giác của BAC^.

Tam giác cân có một góc bằng 60° là tam giác đều.

(Ôn thi Toán vào 10) Một số dạng toán khác

b) Ta có: DE=DC nên ΔDEC cân tại D.

BDC^=BAC^=60° (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BC) do đó ΔDEC đều.

Ta có BDI^=BAI^ (hai góc nội tiếp chắn cung BI), IDC^=IAC^ (hai góc nội tiếp chắn cung CI)

BAI^=IAC^ (chứng minh câu a) nên BDI^=CDI^.

Suy ra DI là phân giác của BDC^.

Ta có ΔDEC đều nên đường phân giác DI đồng thời là đường cao của tam giác hay DICE.

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1. Cho một điểm M nằm bên ngoài đường tròn O;R. Kẻ hai tiếp tuyến MN,MP của đường tròn O (N, P là hai tiếp điểm). Qua M vẽ đường thẳng không đi qua O, cắt đường tròn O tại hai điểm A, B sao cho điểm A nằm giữa hai điểm M, B và tia MB nằm giữa hai tia MO, MN.

a) Chứng minh tứ giác MNOP nội tiếp đường tròn.

b) Gọi H là trung điểm đoạn thẳng AB, so sánh MON^MHN^.

Bài 2. Cho đường tròn O có dây cung BC song song với tiếp tuyến Ax tại A của đường tròn. Lấy điểm E thuộc cung BC không chứa A, tia EC cắt tiếp tuyến AxM. Đoạn thẳng MB cắt đường tròn OD, tia ED cắt đoạn thẳng AMI. Chứng minh rằng:

a) IMD^=IEM^IM2=IE·ID;

b) Ilà trung điểm của đoan thẳng AM.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán năm 2025 có đáp án hay khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học