(Ôn thi Toán vào 10) Một số bài toán về cực trị hình học

Một số bài toán về cực trị hình học nằm trong bộ Chuyên đề ôn thi Toán vào lớp 10 năm 2025 đầy đủ lý thuyết và bài tập đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ 12 Chuyên đề ôn thi Toán vào lớp 10 năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

I. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1. Cho đường tròn O;R AB là dây cố định không đi qua tâm. Điểm M di động trên cung nhỏ AB,vẽ dây MN vuông góc với AB tại H; P, Q lần lượt là hình chiếu của M lên NA, NB.Tìm vị trí của M sao cho T=MPAN+MQBN có giá trị lớn nhất.

(Ôn thi Toán vào 10) Một số bài toán về cực trị hình học

Do A, B cố định nên AB không đổi, do đó Tmax khi MNmax, tức là MN là đường kính hay M là điểm chính giữa của cung nhỏ AB. Khi đó: Tmax=AB2R=2RAB.

Ví dụ 2. Điểm C di động trên nửa đường tròn O đường kính AB=2R cố định. Đường thẳng BC cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn O D.Gọi M là hình chiếu của O lên BC, tìm vị trí của C để BD+4BM nhỏ nhất.

Do điểm C nằm trên nửa đường tròn O đường kính AB nên ACB^=90°.

Do DA là tiếp tuyến của đường tròn O tại A nên DAB^=90°.

Xét ΔABD ΔABCcó: DAB^=ACB^=90° ABD^ là góc chung

Do đó ΔABDΔCBA (g.g), suy ra ABCB=BDBA hay BCBD=BA2=2R2=4R2.

Xét ΔOBC cân tại O (do OB=OC) nên đường cao OM đồng thời là đường trung tuyến, do đó M là trung điểm BChay BC=2BM, suy ra 4BM=2BC.

Theo bất đẳng thức Cauchy ta có:

BD+4BM=BD+2BC22BDBC=224R2=4R2.

Dấu " =" xảy ra khi và chỉ khi BD=2BC hay C là trung điểm của BD, tức là ΔABD vuông cân tại A nên ABC^=45°, khi đó C là điểm chính giữa của cung AB.

Vậy khi C là điểm chính giữa của cung AB thì BD+4BMmin=4R2.

Ví dụ 3. Cho nửa đường tròn O đường kính BC, từ điểm A trên nửa đường tròn kẻ AHBC tại H. Nửa đường tròn đường kính BH, HC lần lượt có tâm O1, O2 cắt AB, AC theo thứ tự tại D, E. Tìm giá trị lớn nhất của SDEO2O1.

(Ôn thi Toán vào 10) Một số bài toán về cực trị hình học

Hướng dẫn giải:

Ta có: O1D+O2E=12BH+12CH=12BC.

Từ giả thiết có: BAC^=BDH^=CEH^=90° nên ADHE là hình chữ nhật, suy ra D1^=A1^.

Tam giác O1BD cân tại O1 nên D2^=B^, suy ra D1^+D2^=A1^+B^=90°. Do đó O1DE^=90°.

Tương tự: O2ED^=90°. Từ đó ta suy ra được tứ giác DEO2O1 là hình thang vuông.

(Ôn thi Toán vào 10) Một số bài toán về cực trị hình học

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi DE=O1O2, tức là DEO2O1 là hình chữ nhật, suy ra O1D=O2E, do đó BH=CH hay A là điểm chính giữa cung BC.

Vậy SDEO2O1max=BC28 khi A là điểm chính giữa cung BC.

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn O.Gọi M là một đim di động trên cung nhỏ BC của đường tròn O. (M không trùng với B, C). Gọi H, K, D theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ M đến các đoạn thẳng AB, AC, BC.

a) Chứng minh tứ giác AHMK nội tiếp đường tròn.

b) Chứng minh MHMC=MKMB.

c) Tìm vị trí điểm M để DH+DK lớn nhất.

Bài 2. Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn tâm O bán kính R, kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B,C là các tiếp điểm). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm M bất kỳ khác B C. Gọi I, K, P lần lượt là hình chiếu vuông góc của điểm M trên các đoạn thẳng AB, AC, BC.

a) Chứng minh AIMK là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh MPK^=MBC^.

c) Xác định vị trí điểm M trên cung nhỏ BC để tích MIMKMP đạt giá trị lớn nhất.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán năm 2025 có đáp án hay khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học