Top 12 Đề kiểm tra Công nghệ lớp 6 Học kì 2 có đáp án



Để học tốt Công nghệ lớp 6, phần dưới là các Đề kiểm tra, Đề thi Công nghệ 6 học kì 1 chọn lọc, có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, đề thi giữa kì, đề thi học kì 2. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Công nghệ lớp 6.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ lớp 6

Môn: Công nghệ 6

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Chất dinh dưỡng nào là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể?

A. Chất đường bột.

B. Chất đạm.

C. Chất béo.

D. Vitamin.

Câu 2: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do trẻ bị:

A. Thừa chất đạm.

B. Thiếu chất đường bột.

C. Thiếu chất đạm trầm trọng.

D. Thiếu chất béo.

Câu 3: Loại thức phẩm nào cần ăn hạn chế nhất theo tháp dinh dưỡng cân đối?

A. Muối.

B. Đường.

C. Dầu mỡ.

D. Thịt.

Câu 4: Chất giúp cho sự phát triển xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá cơ thể là:

A. Chất đường bột.

B. Chất đạm.

C. Chất béo.

D. Chất khoáng.

Câu 5: Các biện pháp nào được sử dụng để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

A. Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố

B. Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc

C. Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

D. Đáp án A, B C đúng

Câu 6: Các biện pháp nào được sử dụng để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?

A. Rửa tay sạch trước khi ăn.

B. Vệ sinh nhà bếp.

C. Nấu chín thực phẩm.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là:

A. 1 – 2 tuần.

B. 2 – 4 tuần.

C. 24 giờ.

D. 3 – 5 ngày.

Câu 8: Chất đường sẽ bị biến mất, chuyển sang màu nâu, có vị đắng khi đun khô đến nhiệt độ:

A. 100°C.

B. 150°C.

C. 180°C.

D. 200°C.

Câu 9: Các sinh tố sau dễ tan trong chất béo, trừ:

A. Sinh tố C.

B. Sinh tố A.

C. Sinh tố D.

D. Sinh tố K.

Câu 10: Lượng sinh tố mất đi trong quá trình nấu nướng của sinh tố Caroten là:

A. 50%.

B. 30%.

C. 20%.

D. 10%.

Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ lớp 6 Học kì 2 có đáp án (Đề 4)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Công nghệ lớp 6

Môn: Công nghệ 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Vitamin nào sau đây giúp ngừa bệnh quáng gà?

A. Vitamin A

B. Vitamin B

C. Vitamin C

D. Vitamin K

Câu 2: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do trẻ bị:

A. Thừa chất đạm.

B. Thiếu chất đường bột.

C. Thiếu chất đạm trầm trọng.

D. Thiếu chất béo.

Câu 3: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 4: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.

C. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 5: Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất đi sinh tố nào?

A. Sinh tố A.

B. Sinh tố B1.

C. Sinh tố D.

D. Sinh tố E.

Câu 6: Chất đường sẽ bị biến mất, chuyển sang màu nâu, có vị đắng khi đun khô đến nhiệt độ:

A. 100°C.

B. 150°C.

C. 180°C.

D. 200°C.

Câu 7: Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo gồm có:

A. Rán.

B. Rang.

C. Luộc.

D. A và B đúng.

Câu 8: Món ăn nào không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Ném rán.

B. Rau xào.

C. Thịt lợn rang.

D. Thịt kho.

Câu 9: Khi muối xổi thực phẩm được ngâm trong dung dịch nước muối có độ mặn:

A. 20 – 25%.

B. 10 – 20%.

C. 30 - 35%.

D. 40 – 50%.

Câu 10: Có thể thay thế nguyên liệu rau muống bằng nguyên liệu gì ?

A. Su hào

B. Cà rốt

C. Đu đủ

D. Tất cả đều đúng

Câu 11: Thực hành quy trình trộn nộm không có bước nào sau đây?

A. Trộn chanh, tỏi, ớt, đường, giấm

B. Vớt rau muống, vẩy ráo nước

C. Vớt hành, để ráo

D. Trộn đều rau muống vào hành

Câu 12: Quy trình chuẩn bị thực hiện không gồm bước nào sau đây?

A. Thịt, tôm: rửa sạch

B. Vớt rau muống, vẩy ráo nước

C. Rau thơm, nhặt rửa sạch, thái nhỏ

D. Rau muống nhặt bỏ lá già, vàng, cắt khúc, chẻ nhỏ, ngâm nước

Câu 13: Quy trình thực hiện làm nộm rau muống gồm mấy bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 14: Từ dưa chuột ta có thể thực hiện được các kiểu tỉa trang trí nào ?

A. Tỉa môt lá và ba lá

B. Tỉa cành lá

C. Tỉa bó lúa

D. Cả 3 kiểu trên

Câu 15: Đặc điểm của cách tỉa môt lá và ba lá từ quả dưa chuột?

A. Cắt lát mỏng theo cạnh xiên

B. Cắt theo hình tam giác

C. Cắt theo chiều mũi nhọn

D. Tất cả đều đúng

Câu 16: Đường kính quả ớt phù hợp để tỉa hoa huệ tây là:

A. 2cm - 3cm

B. 0,05cm - 2cm

C. 1cm - 1,5cm

D. 2cm - 4cm

Câu 1: (2 điểm) Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của sinh tố?

Câu 2: (3 điểm) Hấp là gì? Nêu quy trình và yêu cầu kĩ thuật đối với phương pháp hấp? Kể tên một vài món hấp?

Câu 3: (1 điểm) Em hãy liên hệ các công việc thường làm ở gia đình em khi chọn mua thực phẩm để bảo đảm cân bằng dinh dưỡng và phòng tránh ngộ độc thức ăn.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Công nghệ 6 có đáp án (Đề 4)

Câu 1:

a. Nguồn cung cấp:

- Các sinh tố chủ yếu có trong rau, quả tươi. Ngoài ra còn có trong gan, tim, dầu cá, cám gạo.

b. Chức năng dinh dưỡng:

- Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương, da ... hoạt động bình thường tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Câu 2:

Hấp (đồ): Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.

* Quy trình thực hiện

- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm

- Sơ chế tùy yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp.

- Hấp chín thực phẩm.

- Trình bày đẹp sáng tạo.

* Yêu cầu kỹ thuật

- Thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hoặc rất ít nước.

- Hương vị thơm ngon.

- Màu sắc đặc trưng.

* Các món hấp: Cá hấp, thịt hấp...

Câu 3:

Các công việc thường làm ở gia đình em khi chọn mua thực phẩm để bảo đảm cân bằng dinh dưỡng và phòng tránh ngộ độc thức ăn:

+ Chú ý hạn sử dụng.

+ Mua thực phẩm tươi sống.

+ Khi mua về phải bảo quản cẩn thận.

+ Tránh để thức ăn lẫn lộn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 6

Môn: Công nghệ 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Đặc điểm của cách tỉa môt lá và ba lá từ quả dưa chuột?

A. Cắt lát mỏng theo cạnh xiên

B. Cắt theo hình tam giác

C. Cắt theo chiều mũi nhọn

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Thu nhập chính của người bán hàng là:

A. Tiền công

B. Tiền lãi bán hàng

C. Tiền thưởng

D. Tiền bảo hiểm

Câu 3: Thu nhập bằng hiện vật gồm có:

A. Đồ mỹ nghệ, lúa gạo, gia súc gia cầm

B. Rau,củ quả, tiền học bổng, tiền trợ cấp xã hội

C. Tiền lương, tiền bán hàng, tiền tiết kiệm

D. Đồ đan lát, đồ mỹ nghệ, tiền tiết kiệm

Câu 4: Con người có những nhu cầu gì trong cuộc sống?

A. May mặc.

B. Ăn uống

C. Giải trí, đi lại, thăm viếng.

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Gia đình em 1 năm thu hoạch được 8 tấn chè tươi. Bán chè được giá 25.000 đồng/1 kg. Tính số tiền thu được từ việc bán chè tươi?

A. 7200000 đồng

B. 73000000 đồng

C. 200000000 đồng

D. 50000000 đồng

Câu 6: Cân đối thu, chi là:

A. việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình

B. đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình lớn hơn tổng chi tiêu, dể có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình

C. là các chi phí để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần

D. là tiền để dành được trong 1 năm

Câu 7: Chi tiêu cho nhu cầu văn hóa tinh thần không bao gồm:

A. Học tập

B. Du lịch

C. Khám bệnh

D. Gặp gỡ bạn bè

Câu 8: Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình nhằm mục đích?

A. Để chi cho những việc đột xuất

B. Mua sắm thêm các đồ dùng khác

C. Để phát triển kinh tế gia đình

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Khoảng thời gian hợp lý nhất để ăn sáng là:

A. 6h00 - 7h00

B. 6h30 - 7h30

C. 7h00 - 8h30

D. 7h30 - 9h30

Câu 10: Những món ăn phù hợp buối sáng là:

A. Bánh mỳ, trứng ốp, sữa tươi

B. Cơm, thịt kho, canh rau, dưa hấu

C. Cơm, rau xào, cá sốt cà chua

D. Tất cả đều sai

Câu 11: Thực đơn bữa tiệc liên hoan, ăn uống thường gồm có:

A. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn phụ - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống

B. Món khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống

C. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống

D. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Trái cây

Câu 12: Sắp xếp các bước thực hiện theo đúng trình tự:

1. Đổ hổn hợp dầu giấm vào trộn

2. Trộn đều tay

3. Cho xà lách, hành tây, cà chua vào đĩa

4. Trình bày.

A. 1-2-3-4

B. 3-1-2-4

C. 2-4-3-1

D. 2-4-1-3

Câu 13: Quy trình thực hiện trộn dầu giấm rau xà lách cần chú ý gì?

A. Chọn xà lách to, bản, dày, giòn, lá xoăn để trộn

B. Cà chua dày cùi, ít hột

C. Có thể không sử dụng thịt bò

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 14: Thực hành quy trình trộn nộm không có bước nào sau đây?

A. Trộn chanh, tỏi, ớt, đường, giấm

B. Vớt rau muống, vẩy ráo nước

C. Vớt hành, để ráo

D. Trộn đều rau muống vào hành

Câu 15: Thực đơn dùng cho liên hoan hay các bữa cỗ không có đặc điểm?

A. Thực phẩm cần thay đổi để có đủ thịt, cá…

B. Được kê theo các loại món chính, món phụ, tráng miệng, đồ uống

C. Được chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản

D. Có từ 4 đến 5 món trở lên

Câu 16: Việc phân chia số bữa ăn trong gia đình có ảnh hưởng đến việc tổ chức ăn uống hợp lí như thế nào?

A. Ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn

B. Ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian trong lúc làm việc hoặc lúc nghỉ ngơi

C. Cả A và B đều đúng

D. A hoặc B đúng

Câu 1: (3 điểm) Trình bày các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc?

Câu 2: (3 điểm) Gia đình em có 4 người: Bố là công nhân ở nhà máy với mức lương 6000000 đồng/ tháng. Mẹ làm ở xưởng may với mức lương 5000000đồng / tháng. Chị gái và em là học sinh lớp 6, mỗi tháng tiêu hết 4000000đồng.

a. Em hãy tính tổng tiền còn lại của gia đình em trong một tháng?

b. Em có thể làm gì để tiết kiệm chi tiêu cho gia đình nhà em?

Đề thi Học kì 2 Công nghệ 6 có đáp án (Đề 4)

Câu 1:

Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:

- Phòng tránh nhiễm trùng:

+ Rửa tay trước khi ăn.

+ Vệ sinh nhà bếp.

+ Rửa kĩ và nấu chin thực phẩm.

+ Bảo quản thực phẩm cẩn thận.

- Phòng tránh nhiễm độc:

+ Không dùng thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoai tây mọc mầm…

+ Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học.

+ Không dùng những đồ hộp đã quá sử dụng, những hộp bị phồng.

Câu 2:

a. Tổng thu nhập của gia đình em trong một tháng là:

6000000 + 5000000 = 10000000 đồng

Tổng tiền còn lại của gia đình em trong một tháng là:

10000000 – 4000000 = 6000000 (đồng)

b. Em có thể tiết kiệm chi tiêu:

Bảo quản tốt quần áo, các vật dụng của cá nhân và gia đình....

Rất cần mới mua; không mua những thứ vượt quá khả năng của gia đình.




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học