Top 100 Đề thi Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án

Bộ 100 Đề thi Hóa học 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 10.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Hóa 10 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Hóa 10 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi Hóa 10 Học kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi Hóa 10 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

- Đề thi Hóa 10 Học kì 2 Kết nối tri thức

Đề cương Hóa học 10 Kết nối tri thức

Xem thêm đề thi Hóa 10 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Hóa học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực nào sau đây?

A.Khoa học hình thức.

B.Khoa học xã hội.

C.Khoa học tự nhiên.

D.Khoa học ứng dụng.

Câu 2: Hầu hết hạt nhân các nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt nào sau đây?

A. Proton và electron.

B. Proton, electron và neutron.

C. Proton và neutron.

D. Electron và neutron.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?

A. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1.

B. Proton, m≈ 1 amu, q = -1.

C. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1.

D. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0.

Câu 4: Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và có số khối là19. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là

A. 30.       B. 32.       C. 19.       D. 28.

Câu 5: Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây?

A. Số khối.

B. Nguyên tử khối trung bình.

C. Số proton.

D. Số neutron.

Câu 6: Cho kí hiệu nguyên tử sau: Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề). Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 26.

B. Tổng số proton và số neutron là 26.

C. Số neutron là 30.

D. Số khối là 56.

Câu 7: Nguyên tử magnesium có 12 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là

A.12+.      B.12.      C.+12.      D.-12.

Câu 8: Trong tự nhiên, nguyên tố bromine có 2 đồng vị. Trong đó Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) chiếm 49,5% về số lượng nguyên tử, còn lại là Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề). Nguyên tử khối trung bình của bromine là

A.79,5.

B.79,1.

C.80,01.

D.35.

Câu 9: Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt là

A. 3, 5, 7.

B. 1, 2, 3.

C. 1, 3, 5.

D. 1, 2, 4.

Câu 10: Số electron tối đa trong lớp M là

A. 8.       B. 18.       C. 32.       D. 2.

Câu 11: Ở trạng thái cơ bản, số electron độc thân trong nguyên tử O (Z = 8) là

A.0.      B.1.      C.3.      D.2.

Câu 12: Nguyên tử X có 3 lớp electron, lớp thứ ba có 2 electron. Số hiệu nguyên tử X là

A.12.      B.13.      C.14.      D.15.

Câu 13: Cấu hình electron nguyên tử chlorine (Z = 17) là

A. 1s22s22p63s23p2.

B. 1s22s22p63s23p5.

C. 1s22s22p63s23p3.

D. 1s22s22p63s23p4.

Câu 14: Cho biết nguyên tố A có 15 proton trong hạt nhân. A là

A.kim loại.

B.phi kim.

C.khí hiếm.

D.khí trơ.

Câu 15: Nguyên tử các nguyên tố thuộc cùng một chu kì có cùng đặc điểm nào sau đây?

A.Số electron.

B.Số lớp electron.

C.Số electron hóa trị.

D. Số electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 16: Bảng tuần hoàn hiện nay gồm

A. 18 chu kì, trong đó 8 chu kì nhỏ và 10 chu kì lớn.

B. 7 chu kì, trong đó 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

C. 7 chu kì, trong đó 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn.

D. 8 chu kì, trong đó 4 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

Câu 17: Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. IA.       B. IIA.       C. VA.       D. VIIA.

Câu 18: Chu kì 2 trong bảng tuần hoàn gồm bao nhiêu nguyên tố?

A. 2 nguyên tố.

B. 8 nguyên tố.

C. 18 nguyên tố.

D. 32 nguyên tố.

Câu 19: Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?

A. Số lớp electron.

B. Số electron ở lớp ngoài cùng.

C. Nguyên tử khối.

D. Số electron trong nguyên tử.

Câu 20: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đều là

A. np3.

B. ns3.

C. ns2np1.

D. ns2np4.

Câu 21: Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là

A.Fluorine.

B.Hydrogen.

C.Helium.

D.Oxygen.

Câu 22: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện?

A. Rb, K, Na, Li.

B. Na, Li, K, Rb.

C. Na, K, Rb, Li.

D. Li, Rb, Na, K.

Câu 23: X là nguyên tố thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là

A. X2O3.       B. X2O6.       C. X3O.       D. XO3.

Câu 24: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid mạnh nhất?

A. H2SO4.

B. HClO4.

C. H3PO4.

D. H2SiO3.

Câu 25: Khi xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

A. Bán kính nguyên tử.

B. Số neutron.

C. Tính kim loại, tính phi kim.

D. Độ âm điện.

Câu 26: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

A. 1s22s22p6.

B. 1s22s22p63s23p1.

C. 1s22s22p63s3.

D. 1s22s22p63s2.

Câu 27: Nguyên tử nguyên tố G có cấu hình electron là [Ne]3s23p4. Vị trí của G trong bảng tuần hoàn là

A.ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.

B.ô thứ 26, chu kì 3, nhóm IVB.

C.ô thứ 16, chu kì 2, nhóm IVA.

D.ô thứ 26, chu kì 3, nhóm VIA.

Câu 28: Cho X (Z = 9), Y (Z = 17) và T (Z = 16). Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần là

A.X, Y, T.

B.T, Y, X.

C.X, T, Y.

D.Y, T, X.

Phần II. Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,45. Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của chlorine trong tự nhiên.

Câu 2 (1 điểm): Cation M+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tố M, Y trong bảng tuần hoàn, có giải thích ngắn gọn.

Câu 3 (1 điểm): Sắp xếp các nguyên tố sau: 3Li, 8O, 9F, 11Na theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử, có giải thích ngắn gọn.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Hóa học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học?

A. Sự dao động của con lắc lò xo.

B. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.

C. Môi trường sống của ếch.

D. Chất và sự biến đổi của chất.

Câu 2: Nguyên tử sodium có 11 proton, 11 electron và 12 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử sodium là

A. 22.   B. 23.   C. 24.   D. 34.

Câu 3: Cho các nguyên tử sau: X (Z = 8; A = 16); Y (Z = 9; A = 20); T (Z = 10; A = 20); Q (Z = 8; A = 17). Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là

A. X và Y.   B. X và T.

C. X và Q.   D. Y và T.

Câu 4: Trong tự nhiên, nguyên tố chlorine có hai đồng vị bền, trong đó đồng vị Đề thi Học kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) chiếm 75,77%. Biết nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,48. Số khối của đồng vị còn lại là

A. 36.   B. 37.   C. 38.   D. 39.

Câu 5: Orbital p có dạng

A. hình tròn.

B. hình số tám nổi.

C. hình cầu.

D. hình bầu dục.

Câu 6: Số electron tối đa có trong lớp M là

A. 2.   B. 8.   C. 18.   D. 32.

Câu 7: Phân lớp d có số orbital là

A. 1.   B. 3.   C. 5.   D. 7.

Câu 8: Cấu hình electron nguyên tử Mg (Z = 12) là

A. 1s22s22p63s2.

B. 1s22s22p43s23p2.

C. 1s22s22p53s2.

D. 1s22s22d63s2.

Câu 9: Các nguyên tố hóa học có cùng đặc điểm nào sau đây được xếp thành một cột?

A. Số electron.

B. Số electron hóa trị.

C. Số hiệu nguyên tử.

D. Số lớp electron.

Câu 10: Cho cấu hình electron nguyên tử chlorine: 1s22s22p63s23p5. Chlorine thuộc

A. nguyên tố s.

B. nguyên tố p.

C. nguyên tố d.

D. nguyên tố f.

Câu 11: Cho các nguyên tố: Al (Z = 13); P (Z = 15); S (Z = 16); O (Z = 8). Nguyên tố có bán kính nhỏ nhất là

A. P.   B. Al.   C. S.   D. O.

Câu 12: Số electron hóa trị của nguyên tố X có Z = 20 là

A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Câu 13: Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

A. F.   B. Fe.   C. Hg.   D. Cs.

Câu 14: Trong các oxide dưới đây, acidic oxide là

A. Na2O.   B. Al2O3.   C. CaO.   D. P2O5.

Câu 15: Lưu huỳnh (sulfur) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Số lớp electron của lưu huỳnh là

A. 3. B. 6. C. 16. C. 9.

Câu 16: Định luật tuần hoàn phát biểu rằng tính chất của các đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của

A. điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. khối lượng nguyên tử.

C. bán kính nguyên tử.

D. số lớp electron.

Câu 17: Nguyên tố nào sau đây không phải là khí hiếm?

A. Helium.

B. Sodium.

C. Neon.

D. Argon.

Câu 18: Khi nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

A. F.   B. He.   C. Ne.   D. Ar.

Câu 19: Sơ đồ tạo thành ion nào sau đây là sai?

A. Li → Li+ + 1e.

B. Be → Be2+ + 2e.

C. O + 2e → O2-.

D. Ne + 2e → Ne2-.

Câu 20: Hợp chất ion là

A. CO2.   B. CaO.   C. H2O.   D. SO2.

Câu 21: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hoá trị.

C. liên kết kim loại.

D. liên kết hydrogen.

Câu 22: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là

A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các hợp chất cộng hóa trị tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.

B. Các hợp chất cộng hóa trị không cực tan tốt trong các dung môi không cực.

C. Các hợp chất cộng hóa trị tan tốt trong nước.

D. Các hợp chất cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

Câu 24: Cho độ âm điện của C và O lần lượt là 2,55 và 3,44. Liên kết giữa C và O trong phân tử CO2

A. liên kết cộng hóa trị không phân cực.

B. liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. liên kết ion.

D. liên kết hydrogen.

Câu 25: Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là

A. 5 và 1.

B. 1 và 1.

C. 2 và 0.

D. 4 và 0.

Câu 26: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. O2, H2, N2, H2O.

B. HI, HCl, HBr, HF.

C. MgO, Al2O3, AlCl3, Na2O.

D. Cl2, O2, N2, F2.

Câu 27: Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI?

A. HF có phân tử khối lớn nhất.

B. HF có liên kết hydrogen.

C. HF có tương tác van der Waals lớn nhất.

D. HF là hợp chất phân cực nhất.

Câu 28: Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?

A. C2H6.

B. H2O.

C. CO2.

D. H2S.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 29 (0,5 điểm): Viết cấu hình electron của nguyên tử fluorine và dự đoán khả năng nhường hay nhận electron của nguyên tố fluorine khi tham gia các phản ứng hóa học.

Câu 30 (0,5 điểm): Hãy viết công thức Lewis của phân tử O2. Xác định số electron riêng và dùng chung của nguyên tử O trong phân tử này.

Câu 31 (1 điểm): Hãy giải thích tại sao nhiệt độ sôi của H2O (100 oC) cao hơn đáng kể so với nhiệt độ sôi của H2S (-60,75 oC).

Câu 32 (1 điểm): Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong magnesium oxide. Biết Mg (Z = 12); O (Z = 8).

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Hóa học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Phản ứng oxi hóa – khử là

A. phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

B. phản ứng hoá học xảy ra đồng thời quá trình nhường electron và quá trình nhận electron.

C. phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất hai nguyên tố hóa học.

D. phản ứng hóa học trong đó hai hay nhiều chất ban đầu sinh ra một chất mới.

Câu 2: Số oxi hóa của magnesium trong MgO là

A. 0.                                B. +1.                         

C. +2.                             D. -2.

Câu 3: Số oxi hóa của phosphorus trong PO43-

A. +1.                             B. +3.                         

C. +5.                             D. +8.

Câu 4: Cho phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2KOH ® KCl + KClO + H2O. Trong phản ứng trên, Cl2 đóng vai trò là

A. là chất oxi hóa.

B. là chất khử.

C. không là chất oxi hóa, không là chất khử

D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 5: Cho các hợp chất sau: NH3, NH4HCO3, HNO3, NO2. Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hoá -3 là

A. 1.                                B. 3.                           

C. 2.                                D. 4.

Câu 6: Trong phản ứng oxi hóa – khử

A. chất bị oxi hóa nhận electron và chất bị khử nhường electron.

B. quá trình oxi hóa và quá trình khử luôn xảy ra đồng thời.

C. chất chứa nguyên tố có số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.

D. quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.

Câu 7: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá - khử?

A. CaCO3toCaO+CO2.2KClO3to2KCl+3O2.

C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.       

D. 4Fe(OH)2 + O2to 2Fe2O3 + 4H2O.

Câu 8: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng này xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.                       

B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.                    

D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 9: Cho quá trình N+5+3eN+2, đây là quá trình

A. khử.                           

B. oxi hóa.  

C. tự oxi hóa – khử.        

D. nhận proton

Câu 10: Trong phản ứng hoá học: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2, mỗi nguyên tử Mg đã

A. nhường 2 electron.                                        

B. nhận 2 electron.         

C. nhường 1 electron.                                        

D. nhận 1 electron.

Câu 11: Cho phản ứng:

aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng

A. 4.                                B. 3.                           

C. 6.                                D. 5.

Câu 12: Tổng hệ số cân bằng (là những số nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là

Fe3O4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

A. 21.                              B. 26.                         

C. 19.                              D. 28.

Câu 13: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử nitric acid (HNO3) đóng vai trò chất oxi hóa là

A. 8.                                B. 6.                           

C. 4.                                D. 2.

Câu 14: Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH to KCl + KClO3 + H2O

Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là

A. 1 : 5.                           B. 5 : 1.                      

C. 3 : 1.                           D. 1 : 3.

Câu 15: Trong quá trình bảo quản, một mẫu iron(II) sulfate bị oxi hoá một phần thành hợp chất iron (III). Hàm lượng iron (II) sulfate còn lại trong mẫu được xác định thông qua phản ứng với thuốc tím có nồng độ đã biết theo phản ứng:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

Vai trò của H2SO4 trong phản ứng là

A. chất khử.

B. chất oxi hoá.

C. chất tạo môi trường.

D. chất oxi hoá và chất tạo môi trường.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng thu nhiệt.

B. Các phản ứng hóa học khi xảy ra luôn kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thu năng lượng.

C. Với cùng một phản ứng, ở điều kiện khác nhau về nhiệt độ, áp suất thì lượng nhiệt kèm theo như nhau.

D. Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt.

Câu 17: Enthalpy tạo thành của một chất (∆fH) là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành

A. 1 gam chất đó từ các đơn chất bền nhất, ở điều kiện chuẩn.

B. 1 lít chất đó từ các đơn chất dạng bền nhất, ở điều kiện chuẩn.

C. 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất, ở một điều kiện xác định.

D. 1 mol chất đó từ các hợp chất bền nhất, ở một điều kiện xác định.

Câu 18: Cho các quá trình sau:

(1) Luyện gang từ quặng hematite đỏ.

(2) Luyện zinc từ quặng blend.

(3) Đốt cháy ethanol trong xăng E5.

(4) Đưa mẩu than gỗ nóng đỏ vào bình chứa khí oxygen.

Số quá trình có phản ứng oxi hoá – khử xảy ra là

A. 1.                                B. 2.                      

C. 3.                                D. 4.

Câu 19: Cho phản ứng đốt cháy quặng pyrite để sản xuất sulfuric acid như sau:

4FeS2 + 11O2 to 2Fe2O3 + 8H2O

Phản ứng này thuộc loại

A. Phản ứng oxi hoá – khử.

B. Phản ứng trao đổi.

C. Phản ứng thế.

D. Phản ứng phân huỷ.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt.

B. Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.

C. Phản ứng oxi hóa chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể.

D. Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.

Câu 21: Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là

A. phản ứng thu nhiệt.

B. phản ứng tỏa nhiệt.

C. phản ứng oxi hóa – khử.

D. phản ứng phân hủy.

Câu 22: Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P):

P(s, đỏ) → P(s, trắng)                                ΔrH2980 = 17,6 kJ

Điều này chứng tỏ phản ứng

A. tỏa nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng.                        

B. tỏa nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.

C. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng.                        

D. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.

Câu 23: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g)                                         ΔrH298o = +180 kJ

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường.

B. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

C. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp.

D. Phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 24: Ở điều kiện chuẩn, cần phải cung cấp 52,96 kJ nhiệt lượng cho quá trình 1 mol H2(g) phản ứng với 1 mol I2(s) để thu được 2 mol HI(g). Như vậy, enthalpy tạo thành của hydrogen iodide (HI) là

A. 26,48 kJ/ mol.

B. –26,48 kJ/ mol.

C. 52,96 kJ/ mol.

D. –52,96 kJ/ mol.

Câu 25: Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra

A. thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt.

B. khó khăn hơn các phản ứng thu nhiệt.

C. thuận lợi hơn khi càng tỏa nhiều nhiệt.

D. thuận lợi hơn khi càng tỏa ít nhiệt.

Câu 26: Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

Liên kết

C–H

C–C

C=C

Eb (kJ/mol)

418

346

612

Biến thiên enthalpy của phản ứng: C3H8(g) → CH4(g) + C2H4(g) có giá trị là

A. +103 kJ.                             B. –103 kJ.             

C. +80 kJ.                               D. –80 kJ.

Câu 27: Cho các phản ứng sau:

(1) C(s) + CO2(g) → 2CO(g)                                   ΔrH500o=173,6 kJ

(2) C(s) + H2O(g) → CO(g) + H2(g)                        ΔrH500o= 133,8 kJ

(3) CO(g) + H2O(g) → CO2(g) + H2(g)

Ở 500 K, 1 atm, biến thiên enthalpy của phản ứng (3) có giá trị là

A. –39,8 kJ.                            B. 39,8 kJ.              

C. –47,00 kJ.                          D. 106,7 kJ.

Câu 28: Tiến hành ozone hóa 100 gam oxygen theo phản ứng sau:

3O2(g) → 2O3(g)

Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành ΔfH298o của ozone (kJ/mol) có giá trị là

A. 142,4.                                 B. 284,8.                

C. –142,4.                               D. –284,8.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử:

a) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

b) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

Câu 2 (1 điểm): Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng dùng nhôm để khử các oxide kim loại ở nhiệt độ cao. Ứng dụng phổ biến của phản ứng là hàn đường ray xe lửa:

2Al (s) + Fe2O3 (s)  Al2O3 (s) + 2Fe (s)

Biết ΔfH298ocủa Fe2O3 (s) là –824,2 kJ/ mol, của Al2O3 (s) là –1675,7 kJ/ mol. Giải thích vì sao phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 3 (1 điểm): Ammonia thường được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen bằng quy trình Haber – Bosch:

N2 (g) + 3H2 (g) ⇄ 2NH3 (g)

a) Tính giá trị ΔrH298ocủa phản ứng trên từ các giá trị năng lượng liên kết sau:

Liên kết

N ≡ N

H - H

N – H

Eb (kJ/mol)

945

436

391

b) Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của NH3 (g).

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Hóa học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Số oxi hoá của nitrogen trong hợp chất NH3

A. +1.                              B. -1.

C. +3.                              D. -3.

Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây, sulfur có số oxi hoá là +4?

A. H2S.                            B. S.

C. Na2SO4.                      D. SO42.

Câu 3: Chất bị khử là

A. chất nhường electron.

B. chất có số oxi hoá tăng lên sau phản ứng.

C. chất nhận electron.

D. chất có số oxi hoá không thay đổi sau phản ứng.

Câu 4: Trong phản ứng hoá học: Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2. Chất oxi hoá là

A. Cl2.                             B. KBr.

C. KCl.                            D. Br2.

Câu 5: Phản ứng toả nhiệt là

A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phản ứng làm nhiệt độ môi trường xung quanh lạnh đi.

D. phản ứng không làm thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh.

Câu 6: Cho hai phương trình nhiệt hoá học sau:

(1) C(s) + H2O(g) → CO(g) + H2(g)                   ΔrH2980=+131,25kJ.

(2) CuSO4(aq) + Zn(s) → ZnSO4(aq) + Cu(s)    ΔrH2980=231,04kJ.

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt.

B. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.

C. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.

D. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.

Câu 7: Cho phản ứng nhiệt học sau:

4Na(s) + O2(g) ⟶ 2Na2O(s)                 ΔrH2980 = − 836,0 kJ.

Nhiệt tạo thành chuẩn của Na2O(s) là

A. – 836 kJ/ mol.

B. + 836 kJ/ mol.

C. – 418 kJ/ mol.

D. + 418 kJ/ mol.

Câu 8: Cho phản ứng nhiệt nhôm sau: 2Al(s) + Fe2O3(s) t° 2Fe(s) + Al2O3(s)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt nhôm là

Biết:

Chất

Al (s)

Fe2O3 (s)

Fe (s)

Al2O3 (s)

ΔfH2980(kJmol-1)

0

-825,5

0

-1676,0

A. +850,5 kJ.                                      

B. - 850,5 kJ.

C. -839 kJ.                                          

D. +839 kJ.

Câu 9: Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là (Cho: Eb (H – H) = 436 kJ/mol, Eb (Cl – Cl) = 243 kJ/mol, Eb (H – Cl) = 432 kJ/ mol)

A. +158 kJ.                     

B. -158 kJ.

C. +185 kJ.                     

D. -185 kJ.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng trung hoà acid – base là phản ứng thu nhiệt.

(2) Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt.

(3) Biến thiên enthalpy càng âm, phản ứng toả ra càng nhiều nhiệt.

Phát biểu đúng là

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3).

C. (2).

D. (3).

Câu 11: Tốc độ phản ứng là

A. đại lượng đặc trưng cho sự tăng nồng độ của chất phản ứng.

B. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

C. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi khối lượng của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

D. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhiệt độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

Câu 12: Thông thường đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng

A. giảm.

B. không đổi.

C. tăng.

D. không xác định được.

Câu 13: Tốc độ phản ứng tính theo định luật tác dụng khối lượng là

A. tốc độ phản ứng trung bình.

B. tốc độ tức thời của phản ứng tại một thời điểm.

C. tốc độ phản ứng trung bình tại một thời điểm.

D. tốc độ phản ứng tức thời trong một khoảng thời gian.

Câu 14: Hình ảnh dưới đây minh họa ảnh hưởng của yếu tố nào tới tốc độ phản ứng:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

A. Diện tích bề mặt tiếp xúc.                             

B. Nhiệt độ.                   

C. Áp suất.                                                         

D. Chất xúc tác.

Câu 15: Cho phản ứng hóa học sau: 2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(g).

Trong khoảng thời gian 420 giây, nồng độ SO2 giảm từ 0,027 M xuống 0,0194 M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo nồng độ SO2 trong khoảng thời gian trên là

A. 9 × 10-2 M/s.

B. 9 × 10-3 M/s.

C. 9 × 10-5 M/s.

D. 9 × 10-6 M/s.

Câu 16: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3. Ở 25°C, tốc độ của phản ứng này bằng 0,2 M s-1. Tốc độ của phản ứng ở 45°C là

A. 0,6 M s-1.

B. 1,2 M s-1.

C. 1,8 M s-1.

D. 2,4 M s-1.

Câu 17: Cho phản ứng hóa học sau:

Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g)

Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. Diện tích bề mặt iron (Fe).

B. Nồng độ dung dịch hydrochloric acid.

C. Thể tích dung dịch hydrochloric acid.

D. Nhiệt độ của dung dịch hydrochloric acid.

Câu 18: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần. Tốc độ phản ứng sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC?

A. 8.                                B. 16.

C. 32.                              D. 64.

Câu 19: Nguyên tố halogen nào sau đây là nguyên tố phóng xạ?

A. Fluorine.

B. Chlorine.

C. Bromine.

D. Astatine.

Câu 20: Halogen nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?

A. Fluorine.

B. Chlorine.

C. Bromine.

D. Iodine.

Câu 21: Đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen là

A. chất khí ở điều kiện thường.

B. có tính oxi hóa mạnh.

C. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử             

D. phản ứng mãnh liệt với nước.

Câu 22: Thể tích khí Cl2 (ở điều kiện chuẩn) vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch KI thu được 2,54 gam I2

A. 247,9 ml.                   

B. 495,8 ml.                   

C. 371,85 ml.                 

D. 112 ml.

Câu 23: Phản ứng hoá học nào sau đây là không đúng?

A. H2 + Br2 to 2HBr.

B. Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO.

C. 3Cl2 + 6KOH to 5KCl + KClO3 + 3H2O.

D. I2 + H2O ⇄ HI + HIO.

Câu 24: Hóa chất dùng để phân biệt các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI là

A. dung dịch HCl.

B. quỳ tím.

C. dung dịch AgNO3.

D. dung dịch BaCl2.

Câu 25: Phản ứng giữa chất nào sau đây với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. KBr.

B. KI.

C. NaCl.

D. NaBr.

Câu 26: Hòa tan 1,3 gam Zinc (Zn) trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được thể tích khí H2 ở điều kiện chuẩn là

A. 0,2479 lít.        

B. 0,4958 lít.         

C. 0,5678 lít.        

D. 1,487 lít.

Câu 27: Cho dung dịch A chứa 1,17g NaCl tác dụng với dung dịch B chứa 5,1g AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 28,70 gam.

B. 43,05 gam.

C. 2,87 gam.

D. 4,31 gam.

Câu 28: Liên kết trong hợp chất hydrogen halide là

A. liên kết cộng hóa trị có cực.

B. liên kết cho – nhận.

C. liên kết ion.

D. liên kết cộng hóa trị không cực.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế theo sơ đồ sau:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong bình cầu, chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình oxi hoá, quá trình khử.

b) Biết bình (1) đựng dung dịch NaCl bão hoà; bình (2) đựng dung dịch H2SO4 đặc. Giải thích vai trò của bình (1); bình (2) và nút bông tẩm dung dịch NaOH ở bình tam giác.

c) Giả sử lượng chlorine sinh ra phản ứng vừa đủ với 200 mL dung dịch chứa NaI 0,1M. Tính khối lượng MnO2 đã phản ứng để thu được lượng chlorine trên.

Câu 2 (1 điểm): Cho 1,03 gam muối sodium halide (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa. Kết tủa sau khi phân huỷ hoàn toàn cho 1,08 gam silver (bạc). Xác định tên muối (A).

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học