Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Tư pháp quốc tế có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn
giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Tư pháp quốc tế đạt kết quả cao.
Câu 1. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên lãnh hải là giống nhau?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì chế độ pháp lý của vùng nước lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, vì phải để cho tàu thuyền nước ngoài qua lại vô hạn. Chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối và riêng biệt.
Câu 2. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của nội thủy là giống nhau?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì chủ quyền quốc gia đối với nội thủy là chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối riêng biệt. Vì vậy quốc gia có quyền quyết định mọi chế dộ pháp lý cho vùng nội thủy. Lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển. Theo điều 17 công ước 1982 có quy định tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại trong vùng này không cần phải xin phép. Với điều kiện phải chấp hành công ước.
Câu 3. Đường biên giới quốc gia trên biển là đường trung tuyến hoặc giáp cạnh mà các quốc gia liên quan thỏa thuận, lựa chọn?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì nó chỉ đúng trong trường hợp 2 quốc gia nằm liền kề nhau hoặc đối diện nhau. Và sai trong trường hợp quốc gia không nằm liền kề hoặc đối diện với quốc gia nào, thì đường biên giới của quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
Câu 4. Ranh giới phía ngoài thềm lục địa là đường song song với đường đẳng sâu và cách đường đẳng sâu 100 hải lý?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lục địa rộng và tính bằng cách 2 (kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m).
Câu 5. Ranh giới phía ngoài thềm lục địa là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách 350 hải lý?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì nó đúng trong trường hợp nước có thềm lục địa rộng và xác định chiều rộng của thềm lục địa bằng cách kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở.
Câu 6. Ranh giới phía ngoài của thềm lục địa là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở 1 khoảng cách 200 hải lý?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lục địa hẹp (nhỏ hơn 200 hải lý). Đối với những nước có thềm lục địa rộng (201 hải lý trở lên) được quyền lựa chọn 1 trong hai cách sau: kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở. Kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m.
Câu 7. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau. Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng trời có tính chủ quyền tuyệt đối. Vùng lòng đất được mặc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.
Câu 8. Chế độ pháp lý của nội thủy và lãnh hải là giống nhau?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì đối với vùng nội thủy thì thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với quốc gia ven biển. Còn đối với lãnh hải thì quốc gia không có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối vì ở lãnh hải thì quốc gia ven biển còn phải bảo đảm quyền qua lại vô hại cho tàu thuyền nước ngoài được quy định trong công ước luật biển 1982.
Câu 9. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế là lãnh thổ của quốc gia ven biển?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì vùng nội thủy, vùng lãnh hải mới là lãnh thổ của quốc gia ven biển. Còn ranh giới phía ngoài lãnh hải gọi là đường biên giới quốc gia trên biển. Còn vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế theo định nghĩa là những vùng biển nằm ngoài lãnh hải gọi là những vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia. Vì vậy hai vùng biển này không coi là lãnh thổ của quốc gia.
Câu 10. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển đặc thù, không phải là lãnh hải cũng không phải là công hải?
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Đường cơ sở là ranh giới trong thềm lục địa Vì chiều rộng của nó là 200 hải lý tính từ đường cơ sở nên nó đã bao gồm chiều rộng của lãnh hải và 1 bộ phận nằm ngoài lãnh hải.Mặt khác vùng biển quốc tế lại tính từ ranh giới phía ngoài của nó. Do vậy nó không phải là vùng lãnh hải cũng không phải là công hải.
Câu 11. Đường cơ sở là ranh giới trong thềm lục địa
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì ranh giới phía trong thềm lục địa là ranh giới phía ngoài của lãnh hải vì thềm lục địa là phần đáy biển và vùng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển mà thôi.
Câu 12. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường giáp cạnh mà 2 quốc gia liên quan thỏa thuận – quy định
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì nó chỉ đúng trong trường hợp: hai quốc gia nằm liền kề. Nó sai trong trường hợp hai quốc gia nằm đối diện và không nằm liền kề quốc gia nào. Hai quốc gia đối diện nhau thì đường biên giới biển là đường trung tuyến. Hai quốc gia liền kề nhau thì đường biên giới trên biển là đường cách đều.
Câu 13. Chủ quyền quốc gia là 1 thuộc tính tự nhiên vốn có, chỉ quốc gia mới có
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ, và quyền đối với quốc gia khác -> quyền độc lập của quốc gia với các mối quan hệ với các quốc gia khác…Tổ chức quốc tế liên chính phủ không có thuộc năng này.
Câu 14. Tất cả các tàu thuyền của nhà nước đều được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì tàu thuyền nhà nước thì chỉ có tàu quân sự, tàu nhà nước phi thương mại mới được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán. Còn tàu nhà nước thương mại thì không được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối mà vẫn hưởng quy chế pháp lý của tàu dân sự thông thường.
Câu 15. Biên giới trên bộ và biên giới trên biển là khác nhau
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì biên giới quốc gia trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông hồ, biển nội địa. Còn biên giới trên biển là đường được vạch ra để phân định lãnh hải của quốc gia trên biển với vùng tiếp liền tự nhiên của biển cả. Biên giới quốc gia trên biển chính là đường biên giới phía ngoài của lãnh hải do mỗi quốc gia quy định phù hợp với nguyên tắc chung của luật biển quốc tế.
Câu 16. Quốc gia không có thẩm quyền tuyệt đối với các bộ phận lãnh thổ
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì giữa các bộ phận của lãnh thổ và ngay cả trong 1 bộ phận lãnh thổ khác của 1 quốc gia cũng có quy chế pháp lý khác nhau như đối với vùng biển của quốc gia thì có vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, có vùng biển không thuộc chủ quyền quốc gia. Trong đó lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia nhưng vẫn có chế độ qua lại vô hại.
Câu 17. Quyền ưu đãi – miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự là giống nhau
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong công ước Viên 1961, phạm vi quyền này là rộng hơn so với quyền ưu đãi – miễn trừ lãnh sự được ghi nhận trong công ước Viên 1963.
Câu 18. Thềm lục địa có chiều rộng tối đa là 350 hải lý
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì thềm lục địa có chiều rộng tối đa được xác định là 350 hải lý là so với đường cơ sở trong trường hợp khi mà bờ ngoài của rìa lục địa lớn hơn khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhưng chiều rộng của thềm lục địa cũng cần được xác định theo cách khác nữa. Đó là 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
Câu 19. Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là bộ phận lãnh thổ quốc gia
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì vùng biên giới quốc gia trên biển chính là ranh giới phía ngoài của lãnh hải, còn vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng biển không thuộc chủ quyền quốc gia. Nó là vùng biển nằm ngoài lãnh hải.
Câu 20. Chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ ranh giới phía trong của lãnh hải tức là đường cơ sở. Còn chiều rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Nên thực tế chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý.
Câu 21. Hội đồng bảo an được quy định trong Điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp quốc có giá trị pháp lý ràng buộc?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hội đồng bảo an được quy định trong điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp quốc không có giá trị pháp lý ràng buộc vì trong trường hợp được quy định tại điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an chỉ đóng vai trò đàm phán, trung gian, điều tra, hòa giải.
Câu 22. Khi muốn tiến hành những quyết định để bảo đảm. Đại hội đồng có thể đưa ra những quyết định trừng phạt?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Khi muốn tiến hành những quyết định để bảo đảm thì đại hội đồng không có thẩm quyền đưa ra những quyết định trừng phạt mà chỉ có thể kiến nghị lên hội đồng bảo an là cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa ra những trừng phạt hay không trừng phạt theo quy định tại điều 39, 41, 42, 43 Hiến chương Liên hợp quốc.
Câu 33. Tòa án EU có thẩm quyền xét xử theo trình tự phúc thẩm?
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì trong tòa án liên minh Châu Âu có tòa án sơ thẩm Châu Âu và được quyền thành lập các phiên tòa để giải quyết tranh chấp khi có khiếu kiện. Do vậy tòa án liên minh Châu Âu có thẩm quyền giải quyết theo trình tự phúc thẩm các phán quyết của tòa án sơ thẩm Châu Âu.
Câu 34. Tòa án công lý quốc tế có thẩm quyền giải quyết theo trình tự phúc thẩm?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì nếu giải quyết theo trình tự phúc thẩm thì ở cấp cao hơn, mà nó chỉ xem xét lại phán quyết ấy, phán quyết của tòa án công lý quốc tế có giá trị trung lập, các bên không có quyền kháng án, hiệu lực của phán quyết là hiệu lực bắt buộc các bên phải thi hành.
Câu 35. Phụ thẩm giống với hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân Việt Nam?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân Việt Nam được quyền tham gia phán xét với thẩm phán, còn phụ thẩm thì không có thẩm quyền tham gia phán quyết (không có quyền bỏ phiếu quyết định).
Câu 36. Ngoài luật quốc tế ra có thể sử dụng các loại nguồn khác?
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì ngoài luật quốc tế nếu hai bên thống nhất thì sử dụng nguồn luật quốc gia, các nguyên tắc pháp luật chung.
Câu 37. Trong 3 thẩm quyền của tổng thư ký thì tổng thư ký có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế?
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì nội dung thẩm quyền thứ 3 là theo yêu cầu của đại hội đồng và Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc thì tổng thư ký có thể đóng vai trò trung gian hoặc hòa giải trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
Câu 38. Các vụ tranh chấp biển Đông là thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì tranh chấp này không có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
Câu 39. Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cả các loại hình tranh chấp quốc tế?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế mà khả năng kéo dài làm đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
Câu 40. Trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là không có giới hạn?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì các chủ thể tham gia tranh chấp phải có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh, không được phép được sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trong bất kỳ trường hợp nào.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác: