Soạn bài Vụ cải trang bất thành - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Vụ cải trang bất thành trang 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản truyện trinh thám, các em cần chú ý:

+ Nhận diện được tình huống nảy sinh vụ án xuất hiện ở phần đầu của truyện.

+ Báo sát các tình huống của câu chuyện, nhất là những chi tiết quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt để khám phá ra sự thật.

+ Xác định được nhân vật chính (thám tử hoặc điều tra viên…). Tìm hiểu những hành động, việc làm, lời nói, suy nghĩ, phán đoán của nhân vật này trong quá trình tìm ra chân tướng vụ việc.

+ Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật kể chuyện qua việc xây dựng tình huống, lựa chọn ngôi kể, thay đổi điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu khi kể.

+ Suy nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.

- Nhan đề của truyện gợi cho em nghĩ về điều gì?

- Đọc trước văn bản Vụ của trang bất thành, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn An-thơ Đô-nan Đoi-lơ (Arthur Conan Doyle) và tác phẩm Sơ-lốc Hôm (Sherlock Holmes).

Trả lời:

- Thông tin về nhà văn An-thơ Đô-nan Đoi-lơ (Arthur Conan Doyle) và tác phẩm Sơ-lốc Hôm (Sherlock Holmes):

+ Sinh ngày (22 tháng 5 năm 1859 – 7 tháng 7 năm 1930) là một nhà văn người Scotland 

+ Ông nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes, tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám. Tên ban đầu của Sherlock Holmes vốn là Shelling Ford (tên thám tử chưa hoàn thiện).

+ Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều truyện khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, tiểu thuyết, thơ và bút ký.

- Nhan đề của truyện gợi cho em nghĩ về điều về một vụ cải trang để làm điều mờ ám nhưng không thành công.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Tác phẩm kể về quá trình phá án và những khám phá thú vị của thám tử Sherlock Holmes, đi tìm một người tên En-giô mất tích trong chính ngày cử hành hôn lễ của mình.

Soạn bài Vụ cải trang bất thành | Ngắn nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

1.  Những kĩ năng nào của thám tử Hôm được thể hiện gián tiếp qua lời nói của chính nhân vật này?

- Quan sát, phân tích, kết nối thông tin, đánh giá…

2.  Bằng quan sát, Hôm đã phát hiện ra điều gì đáng chú ý ở Me-ri?

- Găng tay của Meri bị thủng ở ngón trỏ và bị dính mực

3.  Hôm đã nhận ra điều gì bất thường trong mẩu thông báo?

- Mẩu thông báo không có chữ kí, không có địa chỉ cụ thể và đều được đánh máy.

4.  Chi tiết về chiếc máy chữ đã giải thích việc làm nào của thám tử Hôm ở phần (1).

- Giải thích việc thám tử Hôm viết thư gửi cho dượng của cô Me-ri và yêu cầu ông ta đến gặp lúc 6 giờ.

5.  Gã đàn ông mà Hôm nhắc đến đây là ai?

- ông Uyn-đi-banh

6.  Hôm đã vạch trần quỷ kế nào của gã đàn ông?

- ông Uyn-đi-banh đã lợi dụng sự đồng lõa của vợ cùng tình trạng cận thị nặng của Me-ri để đóng giả Hót-mơ Ên-giô và tán tỉnh cô.

7. Hôm đã tiếp tục chỉ ra những thủ đoạn nào của Uyn-đi-banh?

- Chăm sóc cho Meri

- Hẹn hò và đính ước với Meri

- Yêu cầu Meri đặt tay lên Thánh Kinh để thề sẽ chung thủy mãi mãi và cuối cùng lẩn qua xe ngựa và biến mất.

8.  Chú ý những câu văn cho thấy rõ thái độ của Hôm đối với kẻ xấu.

- Phải, luật pháp thì không thể động tới ông được. Nhưng không có kẻ nào đáng bị trừng phạt hơn ông đâu. Nếu cô Me-ri mà có một người anh trai hoặc có bạn trai, thì ông đã tan xương nát thịt rồi.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dựa vào phần lược trích ở đầu văn bản Vụ cải trang bất thành, hãy xác định tình huống nảy sinh vụ án.

Trả lời:

- Tình huống: Hôm làm lễ ở nhà thờ, En-giô đến đón Me-ri và mẹ nhưng vì sợ chật nên để họ ngồi trên một chiếc xe ngựa còn En-giô lên một chiếc xe khác. Khi tới nơi thì En-giô biến mất.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định những chi tiết quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt để khám phá ra sự thật trong câu chuyện được kể.

Trả lời:

- Các chi tiết quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt để Hôm khám phá ra sự thật: (1) Điểm bất thường trên tờ thông báo (chỉ có một chữ “Hót-mơ Ên-giờ" ở cuối trang, không địa chỉ cụ thể, chỉ ghi chung chung là phố Li-dân-hồn); (2) Điểm trùng lặp trên các bức thư được đánh máy (những chữ “e” có vết nhòe, những chữ “r” | hụt phần đuôi); (3) Việc người cha dượng gửi thư trả lời Hôm với những lỗi đánh máy quen thuộc nêu trên.

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản trên có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Dựa vào đâu có thể xác định được điều đó?

Trả lời:

- Văn bản trên có các nhân vật: thám tử Hôm, Oát-xơn – bạn của Hôm, Uyn-đi-banh – cha dượng của Me-ri. Nhân vật chính là thám tử Hôm. Để xác định nhân vật chính – thám tử Hôm, một mặt, dựa vào đặc điểm thể loại của truyện trinh thám (nhân vật chính thường là thám tử); mặt khác, dựa vào tình tiết, diễn biến của câu chuyện trong đoạn trích, ở đó, Hôm đóng vai trò chủ đạo. Nội dung của đoạn trích chủ yếu xoay quanh những hành động, lời nói và cách giải quyết vụ án của Hôm.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong văn bản, thám tử Hôm đã tìm ra chân tướng của vụ việc như thế nào? Qua đó, em thấy được những năng lực nào của nhân vật này?

Trả lời:

-  Hôm đã phát hiện ra sự thật đằng sau sự mất tích của En-giô – hôn phu của Me-ri. Đây thực chất là âm mưu của người cha dượng, gã đã đóng giả En-giô, đưa mẹ con Me-ri đến cổng nhà thờ rồi lẩn qua cửa kia của xe ngựa và biến mất.

- Qua đoạn trích, có thể thấy thám tử Hôm là người có óc quan sát tinh tường, có khả năng tổng hợp, kết nối các thông tin và năng lực phán đoán, suy luận rất tốt.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Theo em sự lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện và thái độ của tác giả?

Trả lời:

- Người kể chuyện trong văn bản trên là Oát-xơn.

- Tác dụng:

+ Giúp cho câu chuyện trở nên khách quan, chân thật hơn.

+ Thể hiện được thái độ của tác giả.

+ …

Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản Vụ cải trang bất thành đặt ra những vấn đề gì trong cuộc sống?

Trả lời:

Văn bản đặt ra vấn đề: lòng tham đánh mất nhân tính. Vì tham lam của cải, tiền bạc, một số kẻ sẵn sàng bày mưu tính kế để lừa dối người khác, đẩy họ vào bi kịch, thậm chí chà đạp lên các quan hệ gia đình, thân thuộc. Nhưng cũng từ văn bản, có thể thấy chân lí mà nhân dân lao động đã tổng kết: “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”,... Những người chân chính sẽ vẫn không ngừng đấu tranh để tìm ra sự thật, công lí cho xã hội. Vấn đề mà đoạn trích nêu ra vẫn tiếp diễn trong cuộc sống ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác