Soạn bài Bếp lửa - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Bếp lửa trang 39, 40, 41 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản thơ tự do, bên cạnh các yêu cầu chung về đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại, các em cần chú ý:

+ Dòng thơ dài, ngắn khác nhau, có thể có vần hoặc không vần…

+ Nhịp điệu, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh.

+ Sự thay đổi cảm xú của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Đọc trước bài thơ Bếp lửa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Bằng Việt.

- Em nhớ nhất kỉ niệm nào với người thân trong gia đình? Hãy chuẩn bị để chia sẻ với các bạn điều đó.

Trả lời:

- Thông tin về nhà thơ Bằng Việt:

+ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

+ Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

+ Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961.

+ Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới.

+ Các tác phẩm chính: Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa…

+ Tác giả đã nhận được: giải Nhất văn học – nghệ thuật Hà Nôi 1967 với bài thơ Trở lại trái tim mình; giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình (Liên Xô) trao tặng năm 1982.

- Kỉ niệm đáng nhớ nhất với người thân trong gia đình:

Những kỉ niệm về buổi đầu tiên đi học thật đẹp. Buổi sáng hôm ấy, em thức dậy thật sớm. Đúng bảy giờ, mẹ đưa em đến trường. Trên đường đi, hai mẹ con nói chuyện rất vui vẻ. Khoảng mười lăm phút, em đã đến trường. Ngôi trường của em rất khang trang. Sân trường sạch sẽ và rộng rãi. Mẹ đưa em đi tìm lớp học. Đến nơi, cô giáo đã đứng ngoài cửa lớp. Cô đón em bằng một nụ cười dịu dàng. Sau đó, cô đưa em vào lớp. Đến giờ học, các bạn đã đến đầy đủ. Chúng em được làm quen với nhau. Em sẽ nhớ mãi buổi học đầu tiên của mình.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

“Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Soạn bài Bếp lửa | Ngắn nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình: người cháu.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.

Trả lời:

Câu

Nhịp

Vần

1

3/4

Khổ 1: vần lưng, vần chân, vần liền

2

3/4

3

3/4

4

3/5

Khổ 2: vần chân

5

4/4

6

4/4

7

3/5

8

4/4

9

3/5

Khổ 3: vần chân

10

3/5

11

4/5

12

4/4

13

3/5

14

3/5

15

4/4

16

4/4

17

3/5

18

3/5

19

3/5

20

4/4

Khổ 4: vần chân

21

4/4

22

3/5

23

3/5

24

4/4

25

4/3/2

26

2/5

27

4/5

 

28

3/5

29

3/5

30

4/4

Khổ 6: vần chân

31

4/4

32

3/4

33

3/4

34

4/4

35

4/4

36

3/3/2

37

3/3/2

38

5/5

 

39

4/4

40

5/3

41

3/5

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý tính tự sự kết hợp với biểu cảm ở những dòng thơ 4 – 26.

Trả lời:

- "Tám năm ròng" khoảng thời gian dài đằng đẵng, dù khó khăn vất vả nhưng cháu vẫn luôn cùng bà nhóm lửa, nhóm lửa chính là nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên những hi vọng về sự sống về tương lai.

- Từ "tu hú" được lặp lại ba lần, khẳng định nỗi nhớ của tác giả một cách khắc khoải, da diết, tiếng tu hú trở thành một khoảng trời kí ức đậm tình yêu thương của hai bà cháu.

Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý những lời nói, việc làm của bà.

Trả lời:

- Lời nói: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố", “Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,”, “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

- Việc làm: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen"

- …

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ “nhóm”

- Đảo ngữ “lận đận đời bà…”

-  Ẩn dụ “nhóm niềm yêu thương, nhóm niềm chung vui, nhóm dậy cả,...

Câu 6 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

- Cảm xúc nhớ mong,  kính yêu người bà của nhân vật trữ tình.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là gì?

Trả lời:

- Theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

- Cảm hứng chủ đạo: bài thơ thể hiện nỗi nhớ, tình thương, sự kính trọng và biết ơn bà của người cháu.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện như thế nào? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?

Trả lời:

- Kỉ niệm ở các thời điểm:

+ Lên bốn tuổi

+ Tám năm ở cùng với bà

+ Năm giặc đốt làng

- Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện:

+ Năm lên 4 tuổi: năm đói mòn mỏi,cuộc sống vẫn vả nhưng hai bà cháu vẫn yêu thương nhau vượt qua khó khăn.

+ Tám năm ở cùng với bà: bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

+ Năm giặc đốt làng: bà dặn cháu viết thư chớ có nói chuyện ở nhà để bố mẹ yên tâm.

- Bà là ánh sáng là niềm tin là tình yêu của cháu.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc họa trong bài thơ.

Trả lời:

- Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là trung tâm của tác phẩm, mang ý nghĩa sâu sắc được thắp sáng vào mỗi buổi sáng.

- Vì ngọn lửa là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu thương to hơn của bà, là ngọn lửa là niềm tin mà bà truyền cho cháu.

- Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa: bếp lửa là nơi thắp sáng niềm tin, tình yêu thương to lớn của bà, tiếp nối tình yêu từ bà sang cháu.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy xác định những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ và nêu tác dụng của các hình ảnh đó. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ:

+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

+ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

+ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

+ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

- Em thích hình ảnh: “bếp lửa ấp iu nồng đượm” vì hình ảnh bếp lửa gắn liền với tình yêu thương, sự chăm lo, quan tâm của bà với cháu.

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, những điều gì tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa?

Trả lời:

- Điều tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa:

+ Nội dung của bài thơ viết về tình yêu thương, lòng biết ơn và sự kính trọng của người cháu dành cho bà.

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi giàu tình cảm.

+ Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm.

+ …

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Từ bài thơ Bếp lửa, em hãy lí giải vì sao những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Trả lời:

Vì những điều đó là nguồn động lực, là sự cổ vũ to lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của một người. Những kí ức, tình yêu thương, sự chia sẻ của gia đình, bạn bè và người thân giúp kích thích sự phát triển, nuôi dưỡng những đam mê của con người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác