Soạn bài Dế chọi - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Dế chọi trang 19, 20, 21, 22, 23 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Đọc trước truyện Dế chọi, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bồ Tùng Linh và tập truyện Liêu Trai chí dị.

- Tìm hiểu về trò chơi dế chọi và liên hệ với truyện Dế chọi để tìm hiểu thêm nội dung văn bản?

Trả lời:

- Tác giả Bồ Tùng Linh

+ Sinh ngày 5 tháng 6 năm 1640 — mất ngày 25 tháng 2 năm 1715), tự là Lưu Tiên và Kiếm Thần, cũng có người gọi ông là Liễu Tuyền cư sĩ.

+ Ông là một văn sĩ người Trung Hoa dưới triều đại nhà Thanh. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm Liêu trai chí dị.

+ Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ suy thoái, suốt đời ông hết sức chịu khó học tập, mình đầy học vấn, thế nhưng ông tham gia nhiều lần thi khoa cử, đều không đạt kết quả, cho mãi đến năm 71 tuổi, ông mới thi đỗ Cung sinh.

- "Liêu trai chí dị" là bộ truyện ngắn văn ngôn, tổng cộng có 431 chuyện. Nội dung đại thể chia làm 4 phần: Một là, vạch trần, chế nhạo bộ mặt, hành động xấu xa và tham lam của bọn tham quan ô lại cũng như bọn nhà giàu ác bá với lòng căm phẫn hiện thực xã hội, ngòi bút của ông chủ yếu là nhằm vào chế độ thống trị phong kiến. Tiêu biểu nhất là những mẩu chuyện như "Xúc tích", "Tịch Phương Bình", "Thương tam quan", ...

- Trò chơi dế chọi: Chọi dế hay đá dế, đấu dế là một trò chơi chiến đấu giữa hai con dế đực để mua vui cho người xem. Dế chọi phải là con dế đực. Chọi dế là một thú vui của nhiều người. Thường thì trẻ con thường tự mò mẫm bắt dế tự nhiên rồi cho đá chọi với nhau.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Dế chọi thuộc loại truyện đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn quan lại tham nhũng, cường hào ác bá, đồng thời bày tỏ sự cảm thông đối với những con người “bé nhỏ” bị chà đạp, hãm hại. Qua đó, truyện thể hiện tinh thần phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời.

Soạn bài Dế chọi | Ngắn nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

1. Trò chơi chọi dế được ưa chuộng ở đâu, nảy sinh như thế nào?

- Trò chơi chọi dế được ưa chuộng ở thời Tuyên Đức, nảy sinh do viên quan lệnh huyện Hòa Âm muốn lấy lòng quan trên.

2. Thành Danh là người thế nào?

- Chất phác, ít nói, hiền lành nên bị bọn hương chức quyền thế ép phải giữ chân chức dịch trong làng.

3. Chú ý yếu tố kì lạ trong việc đi tìm bắt dế của Thành Danh.

- Vợ Thành đi tìm gặp thầy bói, Thành Danh theo tờ giấy vẽ bà đồng cho mà tìm đến nơi để bắt dế, bắt được chú dế khỏe mạnh.

4. Điều gì đã xảy ra với con của Thành Danh?

- Con của Thành Danh chết đi sống lại nhưng đứa con lại ngủ bằn bặt, trơ ra như gỗ.

5. Chú dế của Thành Danh có đặc điểm gì đáng chú ý?

- Chú dế của Thành Danh có đặc điểm: đầu vuông, đùi dài, dáng ve sầu, cánh hoa mai.

6. Chú dế của Thành Danh có điểm gì khác thường?

- Chú dế của Thành Danh mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt là nhảy múa theo các tiết điệu.

7. Thành Danh đã được hưởng lợi gì từ chú dế kì lạ này?

- Được thăng cấp liền, cho miễn sai dịch, lại dặn học quan cho Thành thi lấy học vị tú tài.

8. Chú dế kì lạ kia thực chất là ai?

- Chú dế kì lạ kia thực chất là con của Thành Danh.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dế chọi thuộc thể loại truyện nào? Em dựa vào yếu tố nào để xác định điều đó?

Trả lời:

- Dế chọi thuộc thể loại truyện truyền kì.

- Căn cứ: dựa vào các chi tiết kì ảo trong truyên, sự kết hợp giữa những chi tiết có thật với không có thật.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Truyện có những nhân vật nào? Hãy xác định một nhân vật thể hiện rõ nhất đặc điểm thể loại của truyện truyền kì.

Trả lời:

- Truyện có những nhân vật: Thành Danh, để con, vợ Thành Danh và con của Thành Danh.

- Con của Thành Danh là một nhân vật thể hiện rõ đặc điểm của truyện truyền kì vì nhân vật này chết đi sống lại, lúc là người, lúc hóa thành dế, vừa cho thấy những điều kì lạ, khác thường vừa gián tiếp thể hiện những hậu quả khôn lường của trò chơi chọi dế mà vua, quan lúc bấy giờ rất ưa chuộng.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tác dụng của những yếu tố kì ảo trong truyện Dế chọi.

Trả lời:

- Các yếu tố kì ảo trong truyện Dế chọi:

+ “Cô đồng đứng bên hướng lên không trung khấn thay, mồm mấp máy thẩm thì không biết những gì. Mọi người xung quanh cung kính đứng nghe. Lát sau, trong mảnh ném ra mảnh giấy ghi những lời truyền phán chỉ bảo, không mảy may sai lẫn.”.

+ “con để của Thành mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt là lại nhảy múa theo các tiết điệu”.

+ “Còn con Thành, hơn năm sau tinh thần trở lại như cũ và kể lại rằng: Mình đã hoá thành để lanh lẹ, chọi giỏi, nay mới thực sống lại.".

– Các yếu tố này khiến cho câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn, đồng thời góp phần làm nổi bật những tiêu cực trong đời sống xã hội thời đó: Người dân khốn đốn vì sự hưởng lạc của quan lại.

 Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, qua truyện Dế chọi, tác giả muốn tập trung thể hiện những điều tiêu cực gì trong xã hội lúc bấy giờ?

Trả lời:

- Qua truyện Dế chọi, tác giả Bồ Tùng Linh tập trung phơi bày hệ thống chính trị thối nát đương thời quan lại từ cao xuống thấp ăn chơi, hưởng lạc làm cho dân khuynh gia bại sản, việc tiến cử, thăng quan không dựa vào năng lực, kết quả công việc mà do cung tiến dễ; người dân được vinh hoa phú quý không do lao động, phấn đấu mà do may mắn tiến được để quý,...

 Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gì trong việc truyền tải thông điệp của văn bản.

Trả lời:

- Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gia tăng giá trị hiện thực của tác phẩm: tố cáo bọn tham quan lại ngược đã gây ra biết bao đau khổ, phiền nhiễu cho người dân. Tác giả thể hiện thái độ phê phán vua chúa, quan lại (‘Từ đó, qua bọn tham quan lại ngược, dân phải bán vợ đợ con không dứt. Cho nên, nửa bước của bậc thiên tử cũng quan hệ đến dân, không thể coi nhẹ được.”); giễu cợt, châm biếm sâu sắc (“Còn ơn trời đền đáp sao mà dài lâu hậu hĩ vậy, khiến cho quan tỉnh, quan huyện đều được hưởng ân huệ và phúc ấm của dế.”) khi đưa địa vị của “để chọi” lên ngang hàng “tổ tiên” của bọn quan tham lại nhũng. Phúc ấm (nguyên văn là ân ấm): chỉ công danh, chức tước triều đình ban cho con cháu do cha ông lập được nhiều công tích. Phúc ấm của đế tức là dế giống như ông cha của các quan.

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 12 - 15 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi.

Trả lời:

Qua câu chuyện Dế chọi, ta thấy một xã hội bất công, tàn bạo đã hiện ra dưới ngòi bút của tác giả Bồ Tùng Linh. Nhờ những chi tiết kì ảo, hoang đường quay xung quanh gia đình Thành Danh, tác giả đã phê phán hệ thống quan lại phong kiến tàn ác đã đèn nén, bóc lột những người dân lương thiện. Chi tiết Thành Danh không muốn phiền đến dân làng nên phải tự mình bắt dế cống nạp thể hiện được cái tâm, lòng nhân đạo của một vị quan lại chân chính. Qua đó tác giả cũng bày tỏ sự cảm thông với số phận bé nhỏ của những người dân hiền lành, chất phác. Trong xã hội đó, họ không có tiếng nói, không thể tự quyết định số phận vì thế bọn quan lại, cường hào lợi dụng quyền hành để bóc lột, chà đạp dân chúng. Câu chuyện chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, con người tuân theo thuyết luân hồi báo ứng vì thế mà giá trị nhân đạo được thể hiện rõ nét qua tác phẩm này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác