Soạn văn lớp 9 Tổng kết về tiếng Việt - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với các bài soạn văn 9 Tổng kết về tiếng Việt trang 132, 133, 134, 135, 136 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

B. Tổng kết phần tiếng Việt

I. Từ ngữ tiếng Việt

Ở cấp Trung học cơ sở, các em đã được học về những loại từ ngữ sau:

1. Từ

 

 

Xét theo cấu tạo

Từ đơn

 

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Xét theo nghĩa

Từ đa nghĩa

 

Từ đồng âm

 

Từ tượng hình, tượng thanh

 

Xét theo nguồn gốc

Từ thuần Việt

 

Từ mượn

Từ Hán Việt

Các từ mượn khác

Xét theo phạm vi sử dụng

Từ toàn dân

 

Từ địa phương

 

Thuật ngữ

 

Biệt ngữ

 

2. Ngữ cố định (thành ngữ)

Thành ngữ thuần Việt

 

Thành ngữ Hán Việt

 

Để sử dụng một cách hiệu quả vốn từ, chúng ta cần hiểu đúng nghĩa của từ và biết cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh gia tiếp và giá trị của mỗi loại từ ngữ.

Bài tập (trang 132 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):  Hãy hoàn thiện bảng tổng kết về từ ngữ tiếng Việt bằng cách tìm ít nhất một ví dụ minh hoạ cho mỗi loại từ ngữ.

Trả lời:

1. Từ

 

 

Ví dụ

Xét theo cấu tạo

Từ đơn

 

Quả

Từ phức

Từ ghép

Xe đạp

Từ láy

Lanh lảnh

Xét theo nghĩa

Từ đa nghĩa

 

chân

Từ đồng âm

 

Ba (bố - số 3)

Từ tượng hình, tượng thanh

 

Sừng sững, véo von

Xét theo

nguồn gốc

Từ thuần Việt

 

Mẹ

Từ mượn

Từ Hán Việt

Trường

Các từ mượn khác

tivi

Xét theo

phạm vi sử dụng

Từ toàn dân

 

cha

Từ địa phương

 

Mô (nào)

Thuật ngữ

 

Sinh học

Biệt ngữ

 

Chém gió

2. Ngữ cố định (thành ngữ)

Thành ngữ

thuần Việt

 

Uống nước nhớ nguồn

Thành ngữ

Hán Việt

 

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

II. Ngữ pháp tiếng Việt

1. Từ loại

- Từ loại là những tập hợp từ có nghĩa khái quát và đặc điểm ngữ pháp giống nhau. Ở cấp Tiểu học, các em đã được học các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ và kết từ. Ở cấp Trung học cơ sở, các em được học thêm bốn từ loại nữa là: số từ, phó từ, trợ từ, thán từ.

2. Cụm từ

- Cụm từ là tổ hợp gồm hai từ trở lên có quan hệ ngữ pháp với nhau. Có ba loại cụm từ là: cụm từ chính phụ (gồm một thành tố chính và một hay một số thành tố phụ), cụm từ đẳng lập (gồm các thành tố có quan hệ bình đẳng với nhau), cụm từ chủ ngữ - vị ngữ (gồm các thành tố có quan hệ chủ vị với nhau). Cụm từ chính phụ được gọi tên theo thành tố chính. Ví dụ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ,…

3. Thành phần câu

- Ở cấp tiểu học, các em đã được học về các thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) và thành phần phụ của câu (trạng ngữ). ở cấp Trung học cơ sở, các em tiếp tục được học về các thành phần biệt lập, bao gồm: thành phần gọi – đáp, thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần chuyển tiếp và thành phụ chú.

4. Các kiểu câu xét theo cấu tạo

- Ở cấp Trung học cơ sở, các em đã được học về những kiểu câu sau:

Căn cứ phân loại

Các kiểu câu

Được/ không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

Câu bình thường

 

Câu đặc biệt

 

Do một/ nhiều cụm chủ vị nòng cốt tạo thành

Câu đơn

 

Câu ghép

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép chính phụ

Có đủ/ không đủ các thành phần bắt buộc

Câu đầy đủ

 

Câu rút gọn

 

5. Các kiểu câu xét theo mục đích nói

- Theo mục đích nói, câu được chia thành bồn kiểu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Câu kể có thể khẳng định hoặc phủ định sự tồn tại của sự vật, sự việc, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, đặc điểm.

6. Biến đổi, mở rộng cấu trúc câu

- Biến đổi cấu trúc câu là sự thay đổi kiểm cấu tạo câu mà không làm thay đổi cơ bản ý nghĩa của câu. Sự biến đổi cấu trúc của câu thường nhằm mục đích nhấn mạnh, tăng cường sự liên kết câu hoặc làm cho cách diễn đạt phong phú, sinh động hơn.

- Mở rộng cấu trúc câu là thêm thành phần phụ, thành phần biệt lập cho câu hoặc mở rộng các thành phần câu nhằm biểu thị rõ ràng, chính xác nội dung cần diễn đạt hoặc thể hiện các sắc thái tình cảm, sự đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

7. Nghĩa của câu

- Nghĩa của câu là nội dung thông báo của câu. Những nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu được gọi là nghĩa tường minh. Những nội dung được suy ra từ nghĩa tường minh và ngữ cảnh được gọi là nghĩa hàm ẩn.

8. Văn bản và đoạn văn

- Văn bản là đơn vị ngôn ngữ trình bày trọn vẹn một vấn đề trong giao tiếp, thường tồn tại ở dạng các bài nói, bài viết. Sách giáo khoa Ngữ văn dạy ba kiểu văn bản là: văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

Văn bản có các bộ phận thống nhất về chủ đề, liên kết bằng những từ ngữ nhất định và được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí. Bộ phận nhỏ nhất thể hiện một chủ đề là đoạn văn. Ở dạng phổ biến, đoạn văn gồm một số câu, trong đó thường có một câu nêu lên chủ đề của đoạn văn (câu chủ đề), các câu còn lại phát triển chủ đề (câu phát triển). Đoạn văn gồm bốn kiểu cấu tạo: diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. Hết mối đoạn văn phải xuống dòng.

Bài tập 1 (trang 134 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy lập bảng tổng kết về từ loại và cụm từ tiếng Việt; tìm cho mỗi từ loại và cụm từ ít nhất một ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Từ loại

Ví dụ

Danh từ

sách vở

Động từ

chạy

Tính từ

lề mề

Đại từ

ông, bà

Kết từ

Số từ

một

Phó từ

đúng là

Trợ từ

của

Thán từ

chao ôi

Cụm từ

Ví dụ

Cụm từ chính phụ

Cách mạng tháng Tám

Cụm từ đẳng lập

Ở đây

Cụm từ chủ - vị ngữ

Quả chín

Bài tập 2 (trang 134 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm ví dụ minh hoạ cho mỗi thành phần câu, kiểu câu, cách biến đổi và mở rộng cấu trúc câu, nghĩa của câu, kiểu cấu tạo đoạn văn (nêu ở các mục 3, 4, 5, 6, 7 và 8 trong bảng tổng kết).

Trả lời:

* Thành phần câu: 

- Chủ - vị: Tôi đang xem phim

=> Tôi: Chủ ngữ. đang xem phim - vị ngữ

- Gọi - đáp: Mẹ ơi!

- Cảm thán: Chao ôi!

- Tình thái: Chắc chắn rồi…

- Chuyển tiếp: Sau đó...

- Phụ chú: Bác Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) là người em ngưỡng mộ nhất.

* Kiểu câu xét theo cấu tạo:

- Câu bình thường: Bông hoa đang nở trong vườn.

- Câu đặc biệt: Trời ơi!

- Câu đơn: Quả chín rồi.

-  Câu ghép đẳng lập: Trời hôm nay đẹp quá, nắng vàng rực.

- Câu ghép chính phụ: Nếu em học giỏi thì ba mẹ em sẽ rất mừng.

- Câu đầy đủ: Hôm nay tôi đi học.

-  Câu rút gọn: Tôi đi học.

* Kiểu câu xét theo mục đích nói:

- Câu kể: Hôm qua tôi đã ăn nó.

- Câu hỏi: Bạn đã làm bài tập chưa?

- Câu cảm: Trời ơi đẹp quá!

- Câu khiến: Cậu có thể đóng cửa giúp tớ không?

* Cách biến đổi và mở rộng cấu trúc câu: Mặt trời mọc => Tờ mờ sáng, mặt trời mọc

- Nghĩa của câu: Có công mài sắt có ngày nên kim

+ Nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim

+ Nghĩa hàm ẩn: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công.

* Kiểu cấu tạo đoạn văn: 

- Diễn dịch: 

Hiện nay, tình hình giao thông trên địa bàn thành phố đang có rất nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng ùn tắc giao thông. Đường thường xuyên tắc nghẽn vì những lý do sau: gần trường học, đường tàu chạy qua, trời mưa thường gặp nước, đèn giao thông bị hỏng mà không được can thiệp kịp thời của CSGT, ý thức của người dân...chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội chứ không phải của riêng ngành CSGT. Về lâu dài, nên mở rộng diện tích đất của trung tâm TP.HCM ra ngoại thành, tức là giãn dân ra khỏi khu hành chính trung tâm xuất hiện để thực hiện bài toán trên. Cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện nên kéo ra xa khỏi trung tâm.

- Quy nạp:

 Báo hiếu và lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đạo hiếu được thể hiện bằng tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình thương yêu, sự thương cảm sâu sắc, đó chính là tinh thần nỗ lực học tập không ngừng, lao động vất vả để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, yêu thương, tôn trọng những người thân trong gia đình, những người xung quanh chúng ta thì không những chúng ta có thể tạo được niềm vui, hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thực vậy! Đấng đã sinh ra chúng ta, che chở và nuôi nấng chúng ta, dành cho chúng ta tất cả tình yêu thương. Vì vậy, báo hiếu không chỉ là trách nghiệm mà nó còn là nghĩa vụ của mỗi người con mà còn cả những người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức rõ điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn kính yêu, kính trọng cấp trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Ngoài ra, cần lên án những thói quen bất hiếu, vô cảm, thậm chí đánh đập người thân của một số bộ phận người dân trong xã hội hiện đại ngày nay. Đạo hiếu luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này qua đời khác, chúng ta cần phải luôn đề cao và giữ gìn, phát huy tốt truyền thống đạo lý đó.

 - Song song:

Tình bạn là một điều thiêng liêng, cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Tình bạn thân còn rất đặc biệt so với những tình bạn khác. Đó là thứ mà khiến con người ta không quản ngại những gian nguy mà hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, chia sẻ cho nhau những niềm vui, nỗi buồn. Nếu như trong những tình bạn thông thường khác, hạnh phúc có thể dễ dàng tìm thấy nhưng khi hoạn nạn lại chẳng có ai bên cạnh. Nhưng bạn thân thì khác, chúng ta có thể nô đùa với họ mà không cần suy nghĩ, tính toán thiệt hơn. Vì vậy, một tình bạn thân thiết là một tình bạn rất cần thiết đối với mỗi người. Ai trong số chúng ta cũng cố gắng sở hữu ít nhất một người bạn thân. 

- Phối hợp:  

"Uống nước nhớ nguồn" là một thành ngữ rất ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi chúng ta. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suốt, là thứ không bao giờ cạn. Thứ nước đó tinh khiết, trong mát nhất. Khi ta uống dòng nước ấy làm xua tan đi cơn khát, chúng ta phải biết suy ngẫm đến nơi xuất phát của dòng nước ấy. Từ một hình ảnh tượng trưng như vậy, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta một vấn đề khái quát hơn. "Nguồn" được hiểu chính là những người đã tạo ra cho chúng ta những vật chất, tinh thần. Có "uống nước" là hình ảnh để chỉ chúng ta đã đón nhận vật chất, tinh thần đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta rằng khi hưởng thụ một thành quả gì phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của người tạo ra nó. Qua việc sử dụng câu tục ngữ thật ngắn gọn, súc tích, ngôn ngữ vô cùng giản dị mà hàm ý sâu sắc, người xưa đã để lại một lời nhắn nhủ cho thế hệ sau là phải luôn biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng nên thành quả đó cho mình, phải biết ơn, trân trọng điều đó. Mặc dù trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ kia vẫn vô cùng giá trị cho đến tận ngày nay. Đọc lại lời dạy dỗ của ông cha ta, không thể nào không tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm với xã hội, sống làm sao phải cho phải đạo, đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, sống chân thành trọn vẹn nghĩa tình.

III. Hoạt động giao tiếp

1. Một số biện pháp tu từ

Ở cấp Tiểu học, các em đã học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ và viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt). Các biện pháp tu từ được tiếp tục học ở cấp Trung học cơ sở là:

Loại biện pháp tu từ

Tên biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ ngữ âm

1. Điệp thanh

2. Điệp vần

Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa

3. Ẩn dụ

4. Hoán dụ

5. Chơi chữ

6. Nói quá

7. Nói giảm – nói tránh

8. Dùng điển cố, điển tích

Các biện pháp tu từ cú pháp

9. Đảo ngữ

10. Câu hỏi tu từ

2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

- Dẫn trực tiếp là nhắc laij nguyên văn lời nói của một người (một nhân vật). Trong ngôn ngữ nói, lời dẫn trực tiếp được đánh dấu bởi ngữ điệu (chỗ nghỉ). Trong ngôn ngữ viết, lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép. Khi thuật lại lời đối thoại nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu gạch ngang đầu dong hoặc trong dấu ngoặc kép.

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói của một người (một nhân vật) có điều chỉnh cho thích hợp. Trong ngôn ngữ nói, lời dẫn gián tiếp không được đánh dấu bời ngữ điệu. Trong ngôn ngữ viết, lời dẫn gián tiếp không đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép.

3. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo để tránh đạo văn.

- Đạo văn là sao chép ý kiến của người khác mà không chú thích rõ nguồn gốc, biến ý kiến đó thành ý kiến của mình. Để tránh đạo văn, người viết (người nói) cần trích dẫn trung thực, chính xác ý kiến mà mình đã sử dụng trong bài viết (bài nói) và nêu rõ xuất xứ của ý kiến đó.

- Về cách trích dẫn, có hai hình thức: dẫn nguyên văn và dẫn ý. Về cách nêu xuất xứ, có ba hình thức: chú thích ngay sau khi ý kiến được trích dẫn, chú thích ở chân trang và lập danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài viết

Bài tập 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nội dung mỗi mục trong phần III có ý nghĩa gì đối với việc đọc hiểu, viết và nói, nghe?

Trả lời:

- Đọc hiểu:

+ Xác định được nội dung và  ý nghĩa của văn bản

+ Nhận ra được những giá trị nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong văn bản

+ …

- Viết:

+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác, hiệu quả, rõ ràng và mạch lạc

+ Tạo hứng thú, tăng khả năng biểu đạt ngôn ngữ

+ …

- Nói, nghe:

+ Diễn đạt ý tưởng một cách sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe.

+ Giúp người nghe hiểu rõ hơn nội dung được truyền tải, cảm nhận được thông điệp của người nói.

+ …

Bài tập 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm ví dụ về một biện pháp tu từ đã nêu trong bảng tổng kết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong ví dụ đó.

Trả lời:

 Tình đồng chí hình thành từ việc cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

Họ vốn "chẳng hẹn quen nhau" nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, "đầu" biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ. Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”

Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải "chung chăn".

Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành "đôi tri kỷ".

IV. Sự phát triển của ngôn ngữ.

1. Từ ngữ mới và nghĩa mới của từ ngữ

- Từ ngữ mới là từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng mới nảy sinh hoặc mới được phát hiện. Từ ngữ mới được tao ra theo những cách sau:

+ Sử dụng các phương thức cấu tạo từ phổ biến của tiếng Việt: ghép, láy.

+ Vay mượn ngôn ngữ khác (tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh,…).

+ Ghép các yếu tố vay mượn với yếu tố thuần Việt hoặc ghép các yếu tố vay mượn với nhau để tạo ra những từ ngữ không có trong tiếng nước ngoài.

- Nghĩa mới của từ ngữ là nghĩa xuất hiện ở từ ngữ đã có bên cạnh nghĩa gốc để biểu thị những sự vật, hiện tượng mới nảy sinh (hoặc sự vật hiện tượng đã có với tên gọi khác). Nghĩa mới của từ ngữ thường được hình thành theo các phương thức ẩn dụ, hoán dụ.

2. Chữ viết tiếng Việt

- Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt, do người Việt tạo ra trên cơ sở chữ Hán. Được dùng làm công cụ ghi lại những tác phẩm nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam, chữ Nôm có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, phát triển nền văn học dân tộc.

- Chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi âm của tiếng Việt được các nhà truyền giáo, với sự hỗ trợ của nhiều người Việt Nam, tạo ra dựa trên hệ chữ cái La-tinh. Chữ Quốc ngữ được người Việt Nam tích cực tiếp nhận, truyền bá rộng rãi để có được sự hoàn thiện, ổn định và vị thế như hiện nay.

Bài tập 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trình bày các biện pháp tạo từ mới bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng biểu, đồ hoạ.

Trả lời:

Soạn văn lớp 9 Tổng kết về tiếng Việt | Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Bài tập 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu tên một số tác phẩm Việt Nam (văn bản văn học hoặc văn bản nghị luận, văn bản thông tin) viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.

Trả lời:

- Chữ Hán: 

+ Phó giá về kinh

+ Sông núi nước Nam

+ …

- Chữ Nôm:

+ Lục Vân Tiên

+ Quan Âm Thị Kính

+ …

- Chữ Quốc ngữ:

+ Tiếng gà trưa 

+ Làng

+ …

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác