Soạn bài Phân tích một tác phẩm kịch - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Phân tích một tác phẩm kịch trang 97, 98, 99 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1. Định hướng

1.1. Ở lớp 8, các em đã học tác phân tích một tác phẩm hài kịch. Bài 9 này tập trung rèn luyện viết bài phân tích một tác phẩm bi kịch, gắn với phần Đọc hiểu. Đối tượng phân tích một tác phẩm kịch có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm (ở đây là văn bản kịch, không phải phải tác phẩm kịch biểu diễn trên sân khấu). Trong phân tích, cần chỉ ra được tác dụng của yếu tố hình thức nghệ thuật (cốt truyện, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại…) trong việc biểu đạt nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa, tình cảm, thái độ của tác giả…)

1.2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm bi kịch, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận về đối tượng cần phân tích.

- Đọc lại tác phẩm bi kịch, đặc biệt là nội dung liên quan đến đối tượng đó.

- Xác định nội dung, hình thức nghệ thuật mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.

- Lựa chọn các bằng chứng xác đáng trong văn bản để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

- Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.

- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập (trang 98 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích vai trò và ý nghĩa những lời độc thoại của Ham-lét, từ “Sống, hay không sống?” đến “đừng quên những tội lỗi của ta” trong đoạn trích vở kịch “Ham-lét” của Sếch-xpia.

a) Chuẩn bị

- Đọc lại đoạn trích Sống, hay không sống? huy động những hiểu biết có được về bi kịch; nhất là khái niệm độc thoại, đặc điểm và tác dụng của độc thoại…

- Xác định các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích để tập trung làm sáng rõ khi phân tích.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Bối cảnh của đoạn trích ra sao?

+ Thế nào là độc thoại? Vai trò và ý nghĩa của độc thoại là gì?

+ Nội dung lời độc thoại ấy là gì?

+ Lời độc thoại ấy thể hiện xung đột (mâu thuẫn) nào trong nội tâm Ham-lét? Mâu thuẫn này có được giải quyết trong đoạn trích hay không?

+ Nếu không có những lời độc thoại của Ham-lét thì điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc thể hiện mâu thuẫn trong nhân vật? Từ đó, em có nhận xét gì về giá trị nội dung, nghệ thuật của những lời độc thoại?

- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần của bài viết

c) Viết

- Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn hoàn chính hoặc một ý lớn của dàn ý.

- Khi viết cần chú ý:

+ Bán sát vào đặc trưng của thể loại phân tích tính chất bi kịch trong đoạn trích.

+ Kết hợp thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận,…

+ Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 8, phần Viết, mục d (trang 73) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

* Bài văn tham khảo:

Trong vở kịch "Ham-lét" của Sếch-xpia, những lời độc thoại của nhân vật chính đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa tâm lý phức tạp và bi kịch của nhân vật. Từ đoạn trích "Sống, hay không sống?" đến "đừng quên những tội lỗi của ta", những lời độc thoại này đã giúp tác giả thể hiện sâu sắc nội tâm và xung đột tâm lý của Ham-lét.

Độc thoại là hình thức nghệ thuật cho phép nhà văn khám phá tâm trạng, dòng ý thức của nhân vật. Qua những lời độc thoại, người đọc có thể thấu hiểu sâu sắc về suy nghĩ, cảm xúc và những xung đột trong nội tâm nhân vật.

Trong đoạn trích "Sống, hay không sống?", Ham-lét thể hiện rõ sự lưỡng lự, giằng xé giữa việc tiếp tục sống với những đau khổ, oan trái của cuộc đời, hay lựa chọn cái chết để được giải thoát. Anh tự hỏi liệu có nên chấp nhận sống dưới ách áp bức của kẻ xấu xa, hay dùng vũ lực để làm sáng tỏ chân lý. Đây là mâu thuẫn sâu sắc trong tâm hồn nhân vật - giữa lý trí và cảm xúc, giữa khát vọng công lý và sự bế tắc trước thực tại. Những lời độc thoại đã giúp người đọc cảm nhận được nỗi khắc khoải, trăn trở của Ham-lét.

Trong lời độc thoại "đừng quên những tội lỗi của ta" càng khẳng định thêm sự ray rứt, ăn năn của Ham-lét trước những tội ác mà anh buộc phải gánh chịu. Đây là cuộc đấu tranh dai dẳng giữa lương tâm và hành động của một con người luôn cố gắng theo đuổi chân lý, nhưng bị vướng vào những âm mưu, dối trá.

Thông qua những lời độc thoại của nhân vật chính, Sếch-xpia đã thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc khi khắc họa một cách sâu sắc nội tâm phức tạp và bi kịch của Ham-lét. Những lời thoại này không chỉ giúp người đọc hiểu rõ hơn về những xung đột, khắc khoải của nhân vật, mà còn góp phần tạo nên sức hấp dẫn và chiều sâu của tác phẩm.

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Giải thích trong bài văn nghị luận

a) Cách thức

Giải thích là một thao tác rất quan trọng trong việc viết bài văn nghị luận, vì để trao đổi về một vấn đề nào đó, trước hết, người viết cần giải thích cho người đọc hiểu nội dung vấn đề là gì, sau đó mới nêu lí lẽ và bằng chứng để chứng minh, làm cho người đọc tin vào những điều đã được giải thích. Trong làm văn nghị luận, phần giải thích có những nội dung sau:

- Giải thích nội dung các thuật ngữ, khái niệm, các từ ngữ quan trọng; tức là trả lời cho các câu hỏi: “Nó là gì?”, “Nó như thế nào?” … Ví dụ, với đề văn ở ý 2.1, cần giải thích khái niệm độc thoại (Độc thoại là gì? Độc thoại có đặc điểm như thế nào?...).

- Giải thích nguyên nhân của vấn đề, ức là trả lời câu hỏi: “Vì sao?”. Ví dụ cần giải thích: Vì sao những lời độc thoại của Ham-lets lại có vai trò tạo nên tính bi kịch trong đoạn trích?

b) Bài tập (trang 99 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Chọn một trong hai bài tập sau:

- Viết đoạn văn giải thích khái niệm độc thoại.

- Viết đoạn văn giải thích lí do: Vì sao những lời độc thoại của Ham-lét lại có vai trò tạo nên tính bi kịch trong đoạn trích?

Trả lời:

- Viết đoạn văn giải thích khái niệm độc thoại.

Khác với đối thoại, độc thoại là khi một nhân vật nói chuyện với chính bản thân, không có sự hiện diện của người khác. Đây là khoảnh khắc riêng tư, nội tâm của nhân vật được bộc lộ trọn vẹn, không bị giới hạn bởi những ràng buộc xã hội. Thông qua độc thoại, tác giả có thể truyền tải những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín không thể nói với ai khác, những nỗi lòng chỉ có thể nói với chính bản thân. Độc thoại là cách thức để các nhân vật thể hiện những mâu thuẫn, tâm trạng lưỡng lự của mình, những khao khát và nỗi sợ hãi bị che giấu. Đây là công cụ hữu hiệu để tác giả khai thác và đắp nên hình ảnh nhân vật một cách sâu sắc và chân thực.

- Viết đoạn văn giải thích lí do: Vì sao những lời độc thoại của Ham-lét lại có vai trò tạo nên tính bi kịch trong đoạn trích?

Trong vở kịch "Ham-lét" của Sếch-xpia, những lời độc thoại của nhân vật chính đóng vai trò then chốt trong việc khắc họa tâm lý và bi kịch của nhân vật. Từ đoạn trích "Sống, hay không sống?" đến "đừng quên những tội lỗi của ta", những lời độc thoại này đã giúp tác giả thể hiện sâu sắc nội tâm và xung đột nội tâm của Ham-lét. Độc thoại là hình thức biểu đạt trực tiếp những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật với chính bản thân mình hoặc với người khác trong tưởng tượng. Đây là một kỹ thuật nghệ thuật được các tác gia sử dụng để đi sâu vào tâm lý và thế giới nội tâm của nhân vật. Trong đoạn trích "Sống, hay không sống?", Ham-lét đã bộc lộ rõ nét sự giằng xé, khắc khoải trong tâm hồn mình. Anh lưỡng lự giữa việc chấp nhận sống dưới ách áp bức, bất công của kẻ ác, hay lựa chọn chết để thoát khỏi những đau khổ, oan trái. Đây là một mâu thuẫn sâu sắc trong nội tâm nhân vật - giữa lý trí và cảm xúc, giữa khát vọng công lý và sự bế tắc trước thực tại. Những lời độc thoại đã giúp người đọc thấu hiểu được tâm trạng dằn vặt, trăn trở của Ham-lét. Và lời độc thoại "đừng quên những tội lỗi của ta" càng khẳng định thêm nỗi ray rứt, vấn vương của Ham-lét trước những tội ác mà anh buộc phải gánh chịu. Đây là sự xung đột giữa lương tâm và hành động của một con người cố gắng đấu tranh vì lẽ phải, nhưng lại bị cuốn vào những âm mưu, dối trá. Qua việc sử dụng các lời độc thoại, Sếch-xpia đã thể hiện tài năng nghệ thuật uyên bác khi khắc họa một cách sâu sắc nội tâm phức tạp của nhân vật Ham-lét. Những lời thoại này không chỉ giúp người đọc hiểu rõ hơn về những xung đột, khắc khoải của nhân vật, mà còn góp phần tạo nên chiều sâu và tính bi kịch của tác phẩm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác