Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 33 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 33, 34, 35, 36 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1. Thơ tám chữ, thơ tự do

- Thơ tám chữ là thể thơ trong đó mỗi dòng thơ có tám chữ (tiến), ngắt nhịp đa dạng, gieo vần theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là vần chân. Bài thơ tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài với số dòng không hạn định hoặc có thể được chia thành các khổ.

- Thơ tự do là thể thơ không có quy định bắt buộc về số dòng trong bài và số chữ ở mỗi dòng, về vần, luật bằng trắc và nhịp điệu. Tất cả các yếu tố này đều có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mục đích của người viết.

2. Kết cấu, bố cục, ngôn từ

- Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của bài thơ thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa, tuỳ theo nội dung và thể thơ. Khi sáng tác, người viết có mục đích nhất định về tư tưởng và nghệ thuật. Theo mục đích ấy, tác giả sẽ xây dựng một kết cấu, nghĩa là bố trí, sắp xếp từ ngữ, các dòng hoặc khổ hay đoạn thơ để khắc hoạ hình tượng nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc theo một trật tự nhất định. Kết cấu cho thấy tác phẩm sẽ bắt đầu từ âu, kết thúc ở chỗ nào, yếu tố nào cần được nhấn mạnh… Ví dụ: Trong bài thơ Quê hương, hình tượng quê hương được nhà thơ Tế Hanh thể hiện theo trật tự thời gian (hồi tưởng về quê hương trong quá khứ rồi trở về với hiện tại, trong đó tập trung vào việc hồi tưởng), từ đó bộc lộ cảm xúc và tư tưởng của nhà thơ đối với hình tượng ấy.

- Bố cục là bề mặt của kết cấu. Ở những tác phẩm có dung lượng ngắn, bố cục có thể trùng hợp với kết cấu. Ví dụ: Bài thơ Chiều Xuân (Anh Thơ) gồm ba khổ thơ: khổ thứ nhất – cảnh chiều xuân “trên bến vắng”, khổ thứ hai – cảnh chiều xuân ở “ngoài đường đê”, khổ thứ ba – cảnh chiều xuân “trong đồng lúa”.

- Ngôn từ là chất liệu của thơ. Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt: có vần và nhịp; có tính hàm súc, cô đọng nhờ việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ; có những cách kết hợp từ mới và bất ngờ; giàu nhạc tính và những âm thanh luyến láy, từ ngữ trùng điệp, phối hợp bằng trắc… Ví dụ: Trong bài thơ Quê hương, các dòng thơ được ngắt nhịp đa dạng, chủ yếu gieo vần trân; có nhiều biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, liệt kê…; có sự phối hợp bằng trắc rất linh hoạt.

3. Cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác phẩm

- “Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc cảu những người tiếp nhân”. Cảm hứng chủ đạo có sự nhất quán với đề tài và tư tưởng cảu tác phẩm. Đó có thể là cảm hứng ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót, thương tiếc…; nhưng cũng có thể là trạng thái tình cảm căm thù, phẫn nộ, châm biếm, mỉa mai, chế giễu… Đó là những trạng thái tình cảm phản ánh thái độ và cảm xúc của tác giả trước những gì mình mô tả và thể hiện trong văn bản bằng hình thức nghệ thuật.

- Tư tưởng của tác phẩm là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là thái độ và nhận thức mà tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản.

4. Các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

- Chơi chữ là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) khai thác nét đặc sắc về mặt ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa của các từ ngữ để tạo nên sự bất ngờ, làm cho câu nói dí dỏm, hài hước và thú vị… Chơi chữ thường được sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày và trong văn chương, đặc biệt là trong thơ trào phúng, tục ngữ, ca dao, câu đối, câu đố.

Các lối chơi chữ thường gặp là:

+ Dùng từ ngữ đồng âm.

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm).

+ Dùng cách điệp âm.

+ Dùng lối nói lái.

+ Dùng từ đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa.

+ Sử dụng các tiếng hay từ chỉ những sự vật có quan hệ gần gũi với nhau.

- Điệp thanh là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại nhiều lần một kiểu thanh điệu ở các âm tiết nhằm tạo âm hưởng nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một ngĩa nào đó.

- Điệp vần là niện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại một vần ở tất cả các âm tiết đứng gần nhau nhằm tạo âm hưởng, vần điệu nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một nghĩa nào đó.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác