Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Tin 10
Tài liệu Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Tin học 10 theo chương trình sách mới.
Xem thử Giáo án Tin 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Tin 10 KNTT
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Giáo án Tin 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Tin 10 KNTT
Giáo án Tin học 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin - Kết nối tri thức
Môn học: Tin Học; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân biệt được thông tin và dữ liệu
- Chuyển đổi giữa các đơn vị lưu trữ dữ liệu
- Nêu được sự ưu việt của việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động thảo luận nhóm, luyện tập và vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động thảo luận nhóm.
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề: Thông qua hoạt động nhóm giải bài tập trong SGK và phiếu bài tập.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.
- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy chi tiết, kế hoạch bài dạy điện tử (ppt), video.
- Sách giáo khoa, máy tính.
- Phiếu học tập cá nhân, phiếu thảo luận nhóm.
Phiếu học tập số 1
Nhìn vào bảng xếp hạng này, An nói: “Việt Nam sẽ gặp Malaysia, Indonesia sẽ gặp Thái Lan ở bán kết, các đội còn lại đã bị loại khỏi môn bóng đá nam Seagames 2021”. Theo các em bảng xếp hạng và điều An nói đâu là thông tin, đâu là dữ liệu? Em hãy chọn 2 đáp án đúng. □ Bảng xếp hạng là thông tin. □ Bảng xếp hạng là dữ liệu. □ Điều An nói là thông tin. □ Điều An nói là dữ liệu. |
Phiếu học tập số 2 PHÂN BIỆT DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN Câu hỏi: Nói về một tiết học môn Tin học có các ý kiến như dưới đây. Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai?
|
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Đọc trước bài 1. Thông tin và xử lí thông tin.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Gợi mở về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
b. Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của GV và HS |
Đáp án: Phiếu số 1 Điều An nói là thông tin, bảng xếp hạng là dữ liệu. - Thông tin là những gì mang lại hiểu biết cho con người. - Vật chứa thông tin được gọi là vật mang tin. - Dữ liệu là thông tin được ghi lên vật mang tin. Dữ liệu có thể là các con số, văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh. |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia nhóm HS, phân công nhóm trưởng, HS cùng nhóm ngồi với nhau. - GV đưa ra tình huống như Phiếu Học tập 1 và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trên phiếu thảo luận. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV: quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi 2 HS đại diện trả lời. - HS lắng nghe, nhận xét. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét nhanh về các câu trả lời của HS. - GV chốt kiến thức về thông tin, vật mang tin, dữ liệu. - GV dẫn dắt vào bài học: Có thể đồng nhất giữa thông tin và dữ liệu được không, quan hệ của chúng như thế nào?Trong bài học này, các em sẽ được khám phá Thông tin và xử lí thông tin. |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin và dữ liệu
a. Mục tiêu:
+ Phân biệt được thông tin và dữ liệu.
+ Biết quá trình xử lí thông tin trên máy tính gồm 3 bước, nhiệm vụ của từng bước.
b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận nhóm giải quyết các tình huống về xử lí thông tin trên máy tính.
c. Sản phẩm:Hs hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
1. Thông tin và dữ liệu a) Quá trình xử lí thông tin - Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết. - Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm các bước sau: + Bước 1. Tiếp nhận dữ liệu: Máy tính tiếp nhận dữ liệu thường theo hai cách: • Cách 1. Từ thiết bị • Cách 2. Từ bàn phím do con người nhập + Bước 2. Xử lí dữ liệu: Biến đổi dữ liệu trong bộ nhớ máy tính để tạo ra dữ liệu mới. + Bước 3. Đưa ra kết quả: Máy tính có thể đưa ra kết quả theo hai cách: • Cách 1. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, … mà con người có thể hiểu được. Như vậy dữ liệu đã được chuyển thành thông tin. • Cách 2. Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác. b) Phân biệt dữ liệu và thông tin Đáp án: Phiếu học tập số 2 Các ý 1, 2, 4 đúng. Ý 3 sai. Thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau: - Có thể có nhiều loại dữ liệu khác nhau của một thông tin, bài ghi trong vở của trò, tệp bài soạn của cô hay video ghi lại tiết giảng đều là dữ liệu của một bài giảng. - Nếu dữ liệu không đầy đủ thì không xác định được chính xác thông tin. ⇒ Như vậy, thông tin có tính toàn vẹn, được hiểu đúng khi có đầy đủ dữ liệu, nếu thiếu dữ liệu thì có thể làm thông tin bị sai hoặc không xác định được. - Với cùng một bộ dữ liệu, cách xử lí khác nhau có thể đem lại những thông tin khác nhau. - Việc xử lí các bộ dữ liệu khác nhau cũng có thể đưa đến cùng một thông tin. Kết luận: ⇒ Trong máy tính, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được. ⇒ Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu, dữ liệu là các yếu tố thể hiện, xác định thông tin. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối. Cùng một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều loại dữ liệu khác nhau. Ngược lại, một dữ liệu có thể mang nhiều thông tin khác nhau. ⇒ Với vai trò là ý nghĩa, thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được. Đáp án Câu hỏi: Câu 1: Biển báo giao thông gần một bệnh viện có thể ghi rõ bằng văn bản “không dùng còi” hoặc dùng hình ảnh . Câu 2: Trong một trận bóng đá, một số áo có thể liên quan đến 2 cầu thủ, một màu áo có liên quan tới 10 cầu thủ (thủ môn có thể có màu áo riêng). Tính toàn vẹn của thông tin cầu thủ xác định bởi hai dữ liệu số áo và màu áo, chỉ một dữ liệu không đủ để xác định cầu thủ. |
1. Thông tin và dữ liệu a) Quá trình xử lí thông tin - GV giảng giải về quá trình xử lí thông tin trên máy tính, chiếu slide nội dung hình 1.1 SGK tr.6. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - GV cho 1 HS nhắc lại quá trình xử lí thông tin. b) Phân biệt dữ liệu và thông tin * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đưa hai tình huống yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi. Tình huống 1: Phiếu học tập số 2 + Trình chiếu slide câu hỏi trên máy của GV. + Phát phiếu học tập số 2 - GV mời HS giải thích câu trả lời. - GV nhận xét các câu trả lời của HS và giải thích. - GV cho HS thảo luận nhóm tình huống 2:Có các ý kiến như sau về dữ liệu của một bài giảng môn Ngữ Văn: An: Bài ghi trong vở của em là dữ liệu. Minh: Tệp bài soạn bằng Word của cô giáo là dữ liệu. Khoa: Dữ liệu là tệp video ghi lại tiết giảng của cô giáo. Theo em bạn nào nói đúng? HS: Thảo luận, trả lời - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK trang 8. Câu hỏi Câu 1. Em hãy cho một ví dụ về thông tin có nhiều cách thể hiện dữ liệu khác nhau Câu 2. Em hãy cho một ví dụ về dữ liệu thể hiện nhiều thông tin khác nhau. Tính toàn vẹn của thông tin được thể hiện như thế nào trong ví dụ này? HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi + GV: quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV gọi HS trả lời câu hỏi. + HS: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn vị lưu trữ dữ liệu
a) Mục tiêu: Nắm được các đơn vị lưu trữ dữ liệu
b) Nội dung: HS vận dụng được đơn vị lưu trữ thông tin và cách thức quy đổi để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu - Đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin là bit tuy nhiên trong máy tính đơn vị thường dùng là byte, 1 byte gồm 8 bit. - Để lưu trữ dữ liệu trong máy tính, thường dùng 1 byte, 2 byte, 4 byte, 6 byte hoặc 8 byte để lưu trữ dữ liệu, thậm chí dùng hơn một đơn vị dữ liệu, ví dụ: + Để lưu 1 chữ cái có thể dùng 1byte hoặc 2 byte. + Để lưu 1 số nguyên có thể dùng 1 byte, 2 byte hoặc 4 byte. + Để lưu 1 số thực có thể dùng 4 byte, 6 byte, 8 byte hoặc 10 byte thậm chí nhiều hơn. - Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 210 = 1024 lần - Bảng các đơn vị lưu trữ dữ liệu
Đáp án Câu hỏi: Câu 1: B Câu 2: a) 3 MB = 3072 KB b) 2 GB = 2 × 10242 KB = 2 097 152 KB c) 2 048 B = 2 KB |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV dẫn dắt: Trong nội dung 1, chúng ta được tìm hiểu về thông tin và dữ liệu. Nội dung thứ hai “Đơn vị lưu trữ thông tin” cho ta biết cách mà thông tin và dữ liệu đo lường. - GV trình bày nội dung của đơn vị lưu trữ dữ liệu. - GV yêu cầu HS đọc bảng 1.1 SGK trang 8 và trả lời câu hỏi: Các đơn vị lưu trữ dữ liệu liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu lần? - GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SGK trang 8. Câu 1. Định nghĩa nào về Byte là đúng? A. Là một kí tự B. Là đơn vị dữ liệu 8 bit C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính D. Là một dãy 8 chữ số Câu 2. Quy đổi các lượng tin sau ra KB a) 3 MB b) 2 GB c) 2048 B HS: Thảo luận, trả lời * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi + GV: quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV gọi HS trả lời câu hỏi. + HS: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số
a) Mục tiêu: Biết được thiết bị số và so sánh được ưu điểm của các thiết bị số với các thiết bị tương ứng.
b) Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm, của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
3. Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số Đáp án hoạt động thảo luận: - Thẻ nhớ, bộ thu phát wifi, máy tính xách tay là các thiết bị số. - Thiết bị số tương ứng với đồng hồ cơ là đồng hồ điện tử. Đồng hồ điện tử ngày nay có thể có cảm biến theo dõi sức khỏe và trao đổi dữ liệu với điện thoại di động. - Thiết bị số tương ứng với đĩa hát ghi âm thanh là thẻ nhớ, đĩa CD. Các thiết bị số này gọn nhẹ, có sức chứa lớn, dễ dàng sao chép và chi phí lưu trữ rẻ hơn đĩa hát nhựa nhiều lần. Về lưu trữ: - Có thể lưu trữ một lượng thông tin rất lớn trong một thiết bị nhớ gọn nhẹ với chi phí thấp. - Lưu trữ thông tin trên thiết bị số còn giúp cho việc tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng. Về xử lí: - Máy tính xử lí thông tin với tốc độ nhanh và chính xác. Tốc độ xử lí ngày càng được nâng cao. Một máy tính cỡ trung bình ngày nay có thể thực hiện vài chục tỉ phép tính một giây. Thậm chí, một số siêu máy tính trên thế giới đã đạt tốc độ tinh toán lên tới hàng trăm triệu tỉ phép tính số học trong một giây. - Máy tính thực hiện tính toán nhanh, cho kết quả chính xác và ổn định. Về truyền thông. - Xem phim qua Internet, tương tác với nhau qua mạng xã hội “một cách tức thời”. - Các gia đình có thể sở hữu các đường cáp quang với tốc dộ vài chục Mb/s, tương đương với vài triệu kí tự một giây => Thiết bị số có các ưu điểm: + Giúp xử lí thông tin với năng suất rất cao và ổn định + Có khả năng lưu trữ với dung lượng lớn, giá thành rẻ, tìm kiếm nhanh và dễ dàng. + Có khả năng truyền tin với tốc độ rất lớn. + Giúp thực hiện tự động, chính xác, chi phí thấp và tiện lợi hơn một số việc. Đáp án Câu hỏi: Câu 1: - Gửi thư điện tử rất nhanh, chỉ cần vài giây đến vài chục giây để chuyển một thư điện tử đến bất kì hộp thư điện tử nào trên toàn thế giới. - Thư điện tử có thể kèm theo dữ liệu lớn. - Có thể gửi một thư điện tử đồng thời tới nhiều người. - Thư được lưu, có thể tìm và đọc lại dễ dàng. Câu 2: Khối lượng dữ liệu của 2000 cuốn sách là: 50 × 2000 = 100 000MB ≈ 98 GB ⇒ Có thể chứa toàn bộ nội dung 2000 cuốn sách trong thẻ nhớ 256 GB. |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Tổ chức hoạt động cho học sinh - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi: 1. Các thiết bị làm việc với thông tin số như lưu trữ, truyền dữ liệu hay xử lí thông tin số đều được gọi là thiết bị số. Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào là thiết bị số? Nếu thiết bị không thuộc loại số thì thiết bị số tương ứng với nó (nếu có) là gì?
2. Hãy so sánh thiết bị không thuộc loại số ở hình 1.2 với thiết số tương ứng, nếu có. - GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Câu hỏi: 1. Em hãy so sánh việc gửi thư qua đường bưu điện và gửi thư điện tử. 2. Giả sử để số hóa một cuốn sách kể cả văn bản và hình ảnh cần dữ liệu khối lượng dữ liệu khoảng 50 MB. Thư viện của trường có khoảng 2000 cuốn sách, Nếu số hóa thì cần khoảng bao nhiêu GB để lưu trữ? Có thể chứa nội dung đó trong thẻ nhớ 256GB hay không? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk, thảo luận để trả lời câu hỏi + GV: quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV gọi HS đại diện trả lời câu hỏi. + HS: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, chốt đáp án. - GV chốt kiến thức. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tin học 10 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Giáo án Tin 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Tin 10 KNTT
Xem thêm giáo án lớp 10 Kết nối tri thức các môn học hay khác:
- Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 10 Kết nối tri thức
- Bài giảng POWERPOINT Toán 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Tiếng Anh 10 Global Success
- Bài giảng POWERPOINT Tiếng Anh 10 Global Success
- Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức
- Bài giảng POWERPOINT Vật Lí 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Bài giảng POWERPOINT Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa Lí 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch Sử 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Giáo án GDQP 10 Kết nối tri thức
- Giáo án HĐTN 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật 10 Kết nối tri thức
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)