Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số thiết bị thông minh thông dụng. Nêu được ví dụ cụ thể.
- Biết được vai trò của thiết bị thông minh trong xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Biết vai trò của tin học đối với xã hội. Nêu được ví dụ.
- Biết các thành tựu nổi bật của ngành Tin học
2. Năng lực:
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
* Năng lực riêng
- Nhận thức và sử dụng Tin học.
- Tự chủ trong tìm kiếm tri thức, hiểu biết với sự trợ giúp của các công cụ Tin học.
- Làm việc theo nhóm, hợp tác và chia sẻ thông tin, tri thức mới nhờ các công cụ Tin học.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.
- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, giáo án.
- Hình ảnh và tranh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
- Đọc trước bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
b. Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Câu trả lời của GV.
d. Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Chúng ta từng được nghe rất nhiều thứ gắn với từ “Smart” như “smart TV”, “smart phong”, “smart watch”,... Đó là tên gọi của các thiết bị thông minh. Vậy theo em, thiết bị thông minh là gì? Máy tính xách tay có phải là thiết bị thông minh không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.
- GV dẫn dắt vào bài: Để tìm hiểu thiết bị thông minh và vai trò của chúng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cũng như vai trò của Tin học đối với xã hội và sự phát triển của tin học. Chúng ta cùng nhau sang bài mới – Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu thiết bị thông minh
a. Mục tiêu: Biết thiết bị thông minh là một hệ thống xử lí thông tin và vai trò của thiết bị thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
1. THIẾT BỊ THÔNG MINH a) Thiết bị thông minh là một hệ thống xử lí thông tin - Các thiết bị thông minh: điện thoại di động, camera kết nối Internet. - Thiết bị thông minh là các thiết bị điện tử có thể hoạt động một cách tự chủ trong một mức độ nhất định nhờ các phần mềm điều khiển được cài đặt sẵn. Ví dụ: + Đồng hồ lịch vạn niên không có khả năng kết nối, máy ảnh số không hoạt động tự chủ => không phải là thiết bị thông minh + Camera kết nối internet để truyền dữ liệu một cách tự động và có khả năng chọn lọc chỉ ghi hình khi phát hiện chuyển động => là một thiết bị thông minh + Thiết bị thông minh thường gặp: điện thoại thông minh, máy tính bảng + Một số thiết bị thông minh hiện nay còn được tích hợp thêm khả năng “bắt chước” một vài hành vi hay cách tư duy của con người ở các mức độ khác nhau. b) Vai trò của thiết bị thông minh đối với xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Cuộc CMCN lần thứ nhất: + Xảy ra vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. + Nội dung: cơ giới hóa, khởi đầu là phát minh ra động cơ hơi nước. Máy móc bắt đầu thay thế cho lao động thủ công. - Cuộc CMCN lần thứ hai: + Xảy ra vào cuối thế kỉ XIX đầu thể kỉ XX. + Nội dung: phát triển ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hóa chất, khai thác mỏ, chế tạo máy. Sử dụng điện và cho phép truyền tải và biến đổi năng lượng dễ dàng. Một đặc điểm khác trong tổ chức sản xuất là sản xuất tập trung theo dây chuyền. - Cuộc CMCN lần thứ ba: + Xảy ra vào cuối thế kỉ XX và một số năm đầu của thế kỉ XXI. + Nội dung: Công nghiệp phát triển với các phát minh khoa học quan trọng như điện tử, năng lượng hạt nhân,... Sự xuất hiện của máy tính điện tử đánh dấu thời kì máy có thể hỗ trợ con người trong các hoạt động trí tuệ. - Cuộc CMCN lần thứ tư (cách mạng 4.0): + Xảy ra ở đầu thế kỉ XXI. Là thời kì phát triển đột phá với hàng loạt công nghệ có ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống: CNTT, công nghệ vật liệu, công nghệ gen, tự động hóa, ... |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1 SGK tr.11 và trả lời câu hỏi: Thiết bị nào sao đây là thiết bị thông minh? - GV nhận xét: Các em chỉ có thể đoán được theo mức độ thông minh của các thiết bị đồng hồ lịch vạn niên, điện thoại di động, camera kết nối internet, máy ánh số chứ chưa biết được tiêu chuẩn chính xác về thiết bị thông minh. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để giải thích: Tại sao đồng hồ vạn niên và máy ảnh số không phải là thiết bị thông minh? - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát Hình 2.2 SGK tr.12, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Tìm hiểu về cuộc CMCN lần thứ nhất. + Nhóm 2: Tìm hiểu về cuộc CMCN lần thứ hai. + Nhóm 3: Tìm hiểu về cuộc CMCN lần thứ ba. + Nhóm 4: Tìm hiểu về cuộc CMCN lần thứ tư. - GV chốt lại hoạt động tìm hiểu theo nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi: Câu 1. Thiết bị nào trong hình 2.3 là thiết bị thông minh? Tại sao? Câu 2. Ngoài những thiết bị trong bài, nhà em có những thiết bị thông minh nào? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi + GV: Quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời đại diện HS trả lời. + HS: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt đáp án và chính xác hóa kiến thức. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Tin học 10 Bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Giáo án Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)