Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 26: Hàm trong Python
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được chương trình con là hàm
- Biết cách tạo hàm
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án.
- Máy tính có kết nối với máy chiếu.
- Phòng máy thực hành, máy tính có cài sẵn phần mềm Python.
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Điện thoại thông minh có cài ứng dụng chạy chương trình Python (nếu có điều kiện).
- Đọc trước bài mới – Bài 26. Hàm trong Python.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh và gợi mở cho HS biết ý nghĩa của chương trình con, biết được chương trình con chính là hàm.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giải thích, giới thiệu cho HS: Các chương trình giải những bài toán thực tế phức tạp thường có rất nhiều dòng lệnh, trong đó có không ít những khối lệnh tương ứng với một số thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần ở những vị trí khác nhau. Để đỡ công viết đi viết lại các khối lệnh đó, trong tổ chức chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao, người ta thường gom các khối lệnh như vậy thành những chương trình con. Khi đó, trong chương trình người ta chỉ cần thay cả khối lệnh bằng một lệnh gọi là chương trình con tương ứng. Trong Python, các hàm chính là các chương trình con.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Em có thể kể tên một số hàm trong số các lệnh đã học hay không? Các hàm đó có những đặc điểm chung gì?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung:
- Một số hàm đã học là: input(), int(), print()...
- Đặc điểm chung là hàm luôn có dấu ngoặc tròn đi liền sau tên lệnh.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Nội dung của hàm trong Python sẽ được chỉ ra cụ thể hơn trong bài học - Bài 26: Hàm trong Python.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Một số hàm thiết kế sẵn trong Python
a. Mục tiêu: HS nhận biết tác dụng và cách viết các hàm đã học trong Python.
b. Nội dung: HS đọc SGK và trả lời Hoạt động 1, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, củng cố bằng cách trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 128.
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được đặc điểm chung của một số hàm thiết kế sẵn của Python.
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
|||||||||||||||||||||||||||||||
1. Một số hàm thiết kế sẵn của Python * Hoạt động 1 Điểm chung của các các lệnh trong bảng 26.1 là: - Về hình thức: Các câu lệnh đều có các dấu mở đóng ngoặc đi sau tên lệnh. - Về cú pháp viết: Bên trong các dấu ngoặc, cần ghi thêm tham số là các đại lượng, các biến hoặc một số trường hợp là các biểu thức. * Kiến thức mới - Các lệnh trong Bảng 26.1 chính là các chương trình con được thiết kế sẵn của Python, cho phép người dùng tuỳ ý sử dụng trong các chương trình của riêng mình. - Trong các ví dụ trên, xâu kí tự bên trong ngoặc của các hàm int ( ) và print() là tham số của hàm. Cú pháp câu lệnh gọi hàm trong Python có dạng chung như sau: - Hàm trong Python được phân làm hai loại: + Hàm có giá trị trả lại: input(), int(), divmod(),... + Hàm không có giá trị trả lại: print(). * Ghi nhớ Python cung cấp sẵn nhiều hàm thực hiện những công việc khác nhau cho phép người dùng được tùy ý sử dụng khi viết chương trình bằng các câu lệnh gọi hàm tương ứng. * Câu hỏi và bài tập củng cố
|
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 127: Quan sát một số câu lệnh trong bảng 26.1 và cho biết những câu lệnh này có điểm chung gì? Bảng 26.1. Một số lệnh trong Python
- GV giới thiệu cho HS: Các lệnh trong Bảng 26.1 chính là các chương trình con được thiết kế sẵn của Python, cho phép người dùng được tùy ý sử dụng khi viết chương trình bằng các câu lệnh gọi hàm tương ứng. - GV yêu cầu HS đọc SGK và cho biết cú pháp câu lệnh gọi hàm trong Python. - GV đặt câu hỏi cho HS: Hàm được chia thành mấy loại? Lấy ví dụ? - GV nhấn mạnh cho HS: Khi gọi hàm luôn phải đi liền với dấu ngoặc tròn. - GV yêu cầu HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm. - GV cho HS đọc và trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 128: Mô tả tham số và giá trị trả lại của mỗi hàm sau: float(), str(), len(), list(). * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ để hoàn thành Hoạt động 1. - HS lắng nghe GV hướng dẫn, giới thiệu kiến thức mới. - HS làm việc cá nhân, trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố. - GV hỗ trợ, quan sát. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nêu nhận xét, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)