Giáo án Văn 10 bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (tiết 2)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

2. Kĩ năng

- Sử dụng tiếng Việt theo đúng chuẩn mực ngôn ngữ

- Sử dụng sáng tạo linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ

- Phát hiện và phân tích, sửa lỗi về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất

- Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày những yêu cầu sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt.

3. Bài mới

● Hoạt động 1. Khởi động

Chúng ta luôn tự hào tiếng Việt giàu đẹp, trong sáng và là di sản vô giá của cha ông. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Việt sao cho đúng, cho hay để giữ gìn sự giàu đẹp ấy không phải là chuyện dễ dàng. Muốn sử dụng đúng, hay và có hiệu quả thì chúng ta phải tuân theo những yêu cầu nhất định, đó cũng là nội dung bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

● Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV HD HS tìm hiểu mục II.

HS đọc và học phần ghi nhớ- SGK.

II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

1. Nghĩa của các từ: “đứng”, “quỳ” đã được chuyển nghĩa. Chúng ko miêu tả các tư thế cụ thể của con người mà đã được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để nói đến nhân cách, phẩm giá làm người.

- Chết đứng → hiên ngang, có khí phách, trung thực, thẳng thắn.

- Sống quỳ → quỵ lụy, hèn nhát.

2. Các hình ảnh ẩn dụ và so sánh

Cây cối - chiếc nôi xanh.

- cái máy điều hòa khí hậu.

→ Tính hình tượng và biểu cảm cao.

3. Phép điệp:

+ Điệp từ: “ai”.

+ Điệp cấu trúc: “Ai có...dùng...”

- Phép đối: câu 1 - câu 2.

- Nhịp điệu: dứt khoát, khoẻ khoắn tạo âm hưởng hào hùng, vang dội, tác động mạnh đến người nghe (người đọc).

* Ghi nhớ: (SGK).

● Hoạt động 3. Luyện tập

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Gọi HS đọc và làm bt1 SGK

Giáo viên cho HS thảo luận và làm bài tập 2.

Bài 1:

- Từ ngữ đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.

Bài 2:

* Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ:

- Từ "Lớp": Phân biệt người theo tuổi tác,thế hệ,không có nét nghĩa xấu,cho nên nó phù hợp với câu văn. Còn từ "Hạng" mang nét nghĩa xấu

- Từ "Phải" mang nét nghĩa bắt buộc,cưỡng bức,nặng nề,không phù hợp với sắc thái ý nghĩa nhẹ nhàng,vinh hạnh của việc "Đi gặp các vị cách mạng đàn anh". Còn từ "sẽ" có nét nghĩa nhẹ nhàng,phù hợp hơn.

● Hoạt động 4, vận dụng mở rộng (HS thực hiện ở nhà)

- Làm bài tập còn lại SGK

- Làm bài tập sách nâng cao

4. Củng cố

- Cách sử dụng tiếng Việt hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Tìm thêm các quy tắc sử dụng câu.

- Chuẩn bị bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học