Giáo án Văn 10 bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS yêu cầu, phương pháp thuyết minh.

- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

2. Kĩ năng

- Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập.

4. Các năng lực hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp…

1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy.

2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở SGK

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra vở soạn của HS và kiểm tra trong quá trình học bài trên lớp.

3. Bài mới

● Hoạt động khởi động

Hãy nhắc lại một số kiến thức về văn bản thuyết minh mà em đã học ở cấp II?

GV dẫn dắt:

Mỗi văn bản thuyết minh đều phải viết theo một bố cục nhất định. Nhưng cơ sở của những bố cục ấy là gì? Có phải chỉ có một loại bố cục duy nhất hay có thể có những bố cục khác nhau? Nguồn gốc của sự khác nhau đó chính là nội dung vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

2.1: Khái niệm

- Nhắc lại khái niệm và các loại văn bản thuyết minh

HS hồi tưởng lại kiến thức cũ

Gv bổ sung

I-Khái niệm:

-Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.

-Có nhiều loại văn bản thuyết minh:

+Loại chủ yếu trình bày, giới thiệu (thuyết minh một tác phẩm , một di tích lịch sử , một sản vật, một ngành nghề, một phương pháp,…).

+Loại thiên về miêu tả một sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng.

-Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của một văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

-Hiểu thế nào là kết cấu văn bản?

HS trả lời

Gv hoàn thiện

2.2 Kết cấu văn bản thuyết minh:

-HS đọc 2 văn bản SGK và thực hiện các yêu cầu theo nhóm:

a-Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản.

b-Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản.

c-Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản . Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.

d-Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

Đại diện trình bày

Các nhóm góp ý

Gv hoàn thiện

- Trong văn bản thuyết minh thường tổ chức theo những kết cấu nào?

-Tìm dẫn chứng minh họa các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

HS trả lời

Gv hoàn thiện

II-Kết cấu văn bản thuyết minh:

1. Tìm hiểu văn bản:

a) Văn bản 1:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

- văn bản thuyết minh về Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân nhằm mục đích giới thiệu với người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của lễ hội thổi cơm thi cũng như ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Các ý chính:

+ Giới thiệu sơ qua địa điểm làng Đồng Vân.

+ Thời gian tổ chức lễ hội.

+ Diễn biến của lễ hội.

* Luật lệ và hình thức thi.

* Nội dung thi: Nấu cơm

Chấm thi.

* đánh giá kết quả.

+ Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân lao động.

- Các ý của văn bản được sắp xếp theo:

+ Trình tự logic: Giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân.

+ Trình tự thời gian: Thủ tục bắt đầu cuộc thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi.

b) Văn bản 2:

- Văn bản thuyết minh về một loại cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh - bưởi Phúc Trạch.

- Gồm những ý chính:

+ Hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch.

+ Hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch.

+ Sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch

+ Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.

- Các ý được sắp xếp theo:

+ Trình tự không gian: Từ ngoài vào trong.

+ Trình tự logic:

- Các phương diện khác nhau của bưởi (hình dáng, màu sắc, hương vị, sự bổ dưỡng)

- Quan hệ nhân quả:

2. Các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh:

+ Trình tự logic

+ Trình tự không gian.

+ Trình tự thời gian.

+ Kết cấu hỗn hợp.

● Hoạt động luyện tập.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK

HS thảo luận theo bàn

Bài 1 – Cách thuyết minh bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.

- Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính…

- Thuyết minh về giá trị nội dung của bài thơ:

+ Hào khí, sức mạnh của quân đội thời Trần (Hai câu đầu)

+ Chí làm trai theo tinh thần Nho giáo (hai câu cuối)

- Thuyết minh về giá trị nghệ thuật của bài thơ:

+ Sự cô đọng, đạt tới độ súc tích cao.

+ Tính kỳ vĩ về thời gian, không gian

→ Kết cấu theo trình tự logic

● Hoạt động vận dụng, mở rộng( thực hiện ở nhà)

- Thuyết minh về một di tích, danh lam thắng cảnh hoặc một tác giả văn học?

4. Củng cố

- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Hoàn thiện bài tập.

- Viết bài văn thuyết minh về di tích lịch sử ở địa phương em.

- Chuẩn bị bài : Lập dàn ý bài văn thuyết minh.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học