Giáo án Văn 10 bài Phú sông Bạch Đằng (tiết 1)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài “Phú sông Bạch Đằng” qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của “Phú sông Bạch Đằng”.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Trân trọng những cống hiến của Trương Hán Siêu cho nền văn học.

3. Thái độ

- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.

- Yêu thiên nhiên và di tích lịch sử

4. Các năng lực hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học…

1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy.

2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở SGK

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

● Hoạt động 1, khởi động

- Kể các chiến tích trên sông Bạch Đằng?

- HS trả lời. GV chiếu cho HS xem một số tư liệu về sông Bạch Đằng

- Nội dung chủ yếu của văn học trung đại?

GV dẫn dắt vào bài mới: Việt Nam là đất nước của những dòng sông. Những dòng sông xanh biếc hiền hòa hay ngầu đỏ phù sa không chỉ bồi đắp bồi bãi mà còn là nới chiến trường thủy chiến, nơi ghi dấu những chiến thắng, những chiến công vang lừng của dân tộc VN trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, Sông Bạch Đằng là một dòng sông nổi tiếng đẹp, nơi đây đã trở thành niềm tự hào của quân và dân Đại Việt.

● Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn.

- Hãy giới thiệu vài nét về tác giả?

Dự án nhóm 4

Gv hoàn thiện

- Nêu đặc điểm của thể phú? Sự khác nhau giữa phú cổ thể và phú Đường luật?

HS phát hiện trả lời

Gv hoàn thiện

- Hoàn cảnh ra đời của bài phú?

- Nêu bố cục và đại ý của mỗi phần ?

HS phát hiện trả lời

Gv hoàn thiện

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Trương Hán Siêu ( ? – 1354)

- Tự là Thăng Phủ, quê ở xã Phúc Thành huyện Yên Ninh ( nay thuộc tỉnh Ninh Bình).

- Là nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng được mọi người kính trọng.

2. Tác phẩm:

a. Thể loại: Phú cổ thể.

b. Hoàn cảnh ra đời:

- Ra đời khoảng 50 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 (1288)

c. Bố cục: 4 phần

- P1: Từ đầu…… còn lưu: cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông BĐ.

- P2: Bên sông……. Ca ngợi: lời kể của các bô lão về những chiến công trên sông BĐ.

- P3: Tuy nhiên …… lệ chan: suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công.

- P4: Còn lại: lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

Đọc hiểu

- GV hướng dẫn HS đọc bài

- Cảm hứng và tư thế của nhân vật khách khi dạo chơi phong cảnh như thế nào?

HS phát hiện trả lời

Gv hoàn thiện

- Loại địa danh thứ nhất mà khách đi qua là loại địa danh nào?

Qua đó em hiểu thêm điều gì về khách?

- Loại địa danh thứ hai mà tác giả trực tiếp mô tả là loại địa danh nào?

HS phát hiện trả lời

Gv hoàn thiện

- Em có nhận xét gì về cảnh sắc nơi đây?

- Trước cảnh sắc ấy tâm trạng của khách ra sao?

HS thảo luận theo bàn

Gv hoàn thiện

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc – giải thích

2. Tìm hiểu

2.1/ Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách.

- Khách – Tác giả: Giương buồm…..chơi vơi …mải miết

→ tư thế ung dung phóng khoáng.

- Địa danh TQ: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng.

→ Khách là người đi nhiều, biết rộng mang tráng chí làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể bằng trí tưởng tượng, bằng sự hiểu biết.

- Địa danh đất Việt: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. -> Cảnh thực, cụ thể với:

+ Bát ngát sóng kình muôn dặm

+ Thướt tha đuôi trĩ một màu

+ Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu

+ Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.

→ Cảnh hiện lên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng song cũng ảm đạm và hắt hiu.

- Tâm trạng khách:

+ Lúc vui thú trước cảnh nước trời kỳ vĩ.

+ Lúc buồn tiếc vì cảnh xưa thật đáng tự hào giờ đìu hiu hoang quạnh.

+ Lúc tiếc thương những người anh hùng đã khuất.

→ Tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc.

* Đoạn văn là cảm xúc nhiều chiều của tác giả nhưng ẩn sâu bên trong là niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc.

● Hoạt động luyện tập.

- Kể tên một số bài thơ viết về sông Bạch Đằng

Gợi ý:

Bạch đằng giang (Trần Minh Tông)

Sông Bạch Đằng (Lê Thánh Tông)

Bạch Đằng hải khẩu (Nguyễn Trãi)

Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu)

Sông Bạch Đằng (Nguyễn Sưởng)

Qua sông Bạch Đằng (Dương Bá Trạc)

● Hoạt động vận dụng, mở rộng( thực hiện ở nhà)

- Tìm đọc các bài thơ viết về sông Bạch Đằng?

4. Củng cố

- Đặc trưng cơ bản của thể phú.

- Hình tượng nhân vật khách.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Tìm đọc những tác phẩm có hình ảnh Sông Bạch Đằng.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học