Giáo án Văn 10 bài Đại cáo bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Thấy được bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.
- Nghệ thuật mang tính chất sử thi, lí luận chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.
2. Kĩ năng: Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo.
3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc: yêu quý di sản văn hóa của cha ông
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nội dung, ý nghĩa văn bản
- Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tự học, sáng tạo.
1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. Tài liệu liên quan.
2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở SGK
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những hiểu biết của em về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi.
3. Bài mới
● Hoạt động 1, khởi động
- GV nêu câu hỏi: Nguyễn Trãi nổi tiếng trước hết bởi tài năng của một nhà văn chính luận kiệt xuất. Em hãy kể tên các tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của ông? Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là gì?
- HS:
Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập; Đại cáo bình Ngô;…
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
- GV dẫn dắt vào bài: Vua Lê Thánh Tông đã từng nói: “Lòng Ức Trai tỏ rạng văn chương”. Nguyễn Trãi là vì sao sáng trên bầu trời văn học, một nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn hóa dân tộc. Khi nhắc đến Nguyễn Trãi người ta lập tức nghĩ ngay đến Đại Cáo Bình Ngô - một áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta. Đó là bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, đanh thép.
● Hoạt động 2, hình thành kiến thức.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Tìm hiểu chung Dạy học theo dự án GV: Nêu khái niệm, các đặc trưng cơ bản của thể loại cáo? HS: Nhóm 1- dựa vào SGK, trình bày GV: Em hiểu gì về nhan đề tác phẩm? Bài cáo ra đời trong hoàn cảnh nào? HS: Nhóm 2 - trả lời theo bài chuẩn bị GV: Mở rộng Vua Minh (Chu Nguyên Chương- ông tổ lập ra triều Minh- Minh thành tổ)) quê ở đất Ngô (nam Trường Giang, thời Tam Quốc) ⭢ chữ “Ngô” chỉ chung giặc phương Bắc xâm lược với ý căm thù, khinh bỉ. |
Phần II: Tác phẩm I. Tìm hiểu chung 1. Đặc trưng cơ bản của thể loại cáo. - Khái niệm: là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày trình bày một chủ trương, một sự nghiệp hoặc tuyên bố một sự kiện trọng đại. - Đặc trưng: + Viết bằng văn xuôi hay văn vần, phần nhiều là văn biền ngẫu + Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén. + Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. 2. Tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”. a. Nhan đề: - “Đại cáo” Tuyên bố, tuyên cáo rộng khắp những điều quan trọng. - “Bình Ngô”: dẹp yên giặc Ngô (giặc Minh) → Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Ngô. b. Hoàn cảnh sáng tác: - Đầu năm 1428, bài cáo ra đời trong không khí hào hùng phấn khởi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược kết thúc thắng lợi. |
Đọc hiểu văn bản GV: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích ở SGK Hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn HS đã học đoạn 1 ở THCS với nhan đề Như nước Đại Việt ta. GV đặt câu hỏi để HS thảo luận, nhớ lại kiến thức cũ: - Trong đoạn 1, em hiểu gì về tư tưởng nhân nghĩa? - Chân lí thực tiễn về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt được biểu hiện qua các mặt nào? - Nhận xét về giọng điệu của đoạn 1? HS: Suy nghĩ, thảo luận trả lời GV: Giải thích thêm - Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Nhân nghĩa trong phạm trù Nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người, khi vào Việt Nam, do hoàn cảnh riêng của nước ta thường xuyên phải chống xâm lược, trong nội dung nhân nghĩa còn có cả mối quan hệ dân tộc với dân tộc. Thông qua đó liên hệ giáo dục HS về lòng tự hào dân tộc và ý thức, trách nhiệm với đất nước |
II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc- chú thích 2. Tìm hiểu văn bản a. Đoạn 1: Nêu cao luận đề chính nghĩa: * Tư tưởng nhân nghĩa: - Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. - Nguyễn Trãi: + chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân. + đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo. → Đó là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại Việt). → Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược. * Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: - Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta- núi sông bờ cõi đã chia. - Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu. - Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác - Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương - Hào kiệt: đời nào cũng có → Các từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến. → Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn. |
● Hoạt động 3, luyện tập
Câu 1: …là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.
Đó là định nghĩa về:
A. Hịch
B. Phú;
C. Cáo;
D. Chiếu
Câu 2: Nhận định nào sau đây không chính xác về nghệ thuật của thể loại cáo?
A. Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén.
B. Không có đối.
C. Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
B. Giọng điệu linh hoạt.
● Hoạt động vận dụng, mở rộng (Hướng dẫn HS làm ở nhà)
- Chứng minh rằng: Đại cáo bình Ngô là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa.
- So sánh, đối chiếu để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thể loại: Cáo, Hịch, Chiếu..
4. Củng cố
- Đặc trưng của thể cáo.
- Tư tưởng nhân nghĩa của ta.
- Tội ác của giặc.
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng bài cáo. Tìm đọc thêm “Quân trung từ mệnh tập” của Nguyễn Trãi.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Đại cáo bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm (tiếp theo)
- Giáo án Văn 10 bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Giáo án Văn 10 bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung)
- Giáo án Văn 10 bài Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)
- Giáo án Văn 10 bài Ra đề bài viết số 5 (HS viết ở nhà)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)