Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được vì sao chúng ta cần lập trình và cần có ngôn ngữ lập trình bậc cao.

- Biết sơ lược về Python – một ngôn ngữ lập trình bậc cao thông dụng.

- Bắt đầu chạy được một vài chương trình tính toán đơn giản trong môi trường Python.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và cụ thể là ngôn ngữ lập trình bậc cao.

+ Năng lực hợp tác để làm quen và tìm hiểu ngôn ngữ lập trình bậc cao.

3. Phẩm chất:

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên 

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

- Máy tính có kết nối với máy chiếu, máy tính đã cài sẵn phần mềm Python.

- Tài liệu tham khảo liên quan.

2. Học sinh 

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Kiến thức đã học.

- Đọc trước bài mới – Bài 1. Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh và giúp HS kích thích sự tò mò về nội dung của bài học thông qua câu hỏi mở đầu.

b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi mở đầu hỏi HS, HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi: Máy tính không hiểu được ngôn ngữ tự nhiên của con người. Vậy làm thế nào để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một việc nào đó?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, suy nghĩ hoàn thành yêu cầu.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời

Gợi ý:

Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một việc nào đó, cần có ngôn ngữ chung giữa con người và máy tính để ta viết các chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiệm vụ giao cho nó.

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, dẫn dắt: Con người cần chỉ dẫn cho máy không phải bằng ngôn ngữ tự nhiên mà bằng một ngôn ngữ máy tính có thể “hiểu được”. Ví dụ: ngôn ngữ Scratch; hệ thống giao diện đồ hoạ cũng là một loại ngôn ngữ để con người giao tiếp với máy tính (ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu giúp hai bên giao tiếp và hiểu nhau).

Những ngôn ngữ có thể dùng ra lệnh cho máy tính như vậy là ngôn ngữ nhân tạo. Muốn giao tiếp được, ra lệnh được cho máy tính thì chúng ta phải biết những ngôn ngữ này và phải học nếu cần sử dụng chúng.

- GV giới thiệu HS - Bài 1. Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu Ngôn ngữ lập trình bậc cao

a. Mục tiêu: Biết khái niệm ngôn ngữ lập trình bậc cao và các loại ngôn ngữ lập trình bậc cao

b. Nội dung: GV cho HS khai thác kênh hình, kênh chữ mục 1, thảo luận HĐ 1, hình thành kiến thức.

c. Sản phẩm: HS hiểu các khái niệm ngôn ngữ lập trình, lập trình, chương trình, câu lệnh ...

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Ngôn ngữ lập trình bậc cao

*Hoạt động 1:

- Một số ngôn ngữ lập trình: C#. C, Python, Java, Pascal,…

- Sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết các chương trình tính toán đơn giản.

*Kết luận:

- Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể “hiểu” và thực hiện được.

- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

- Để sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao, máy tính của em cần được trang bị môi trường lập trình trợ giúp em soạn thảo, kiểm tra câu lệnh, chuyển các câu lệnh sang ngôn ngữ mà máy hiểu được.

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

- GV yêu cầu HS đọc hoạt động 1, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em đã biết ngôn ngữ lập trình nào chưa? Nếu đã từng dùng một ngôn ngữ lập trình thì em đã dùng nó để làm gì?

- GV giới thiệu với HS: Có nhiều loại ngôn ngữ, mỗi loại ngôn ngữ có một cách diễn tả (dùng từ, quy định ngữ pháp,…) riêng. Nên lấy một vài ví dụ minh hoạ, chẳng hạn:

+ Ngôn ngữ tự nhiên (ví dụ tiếng Việt) có thể nói hoặc viết, sử dụng các kí tự trong bảng chữ cái tiếng Việt.

+ Ngôn ngữ cử chỉ cho trao đổi với những người khiếm thính.

- GV phân tích và dẫn dắt cho HS hiểu về ngôn ngữ lập trình bậc cao (cho HS xem một chương trình đơn giản viết bằng ngôn ngữ Python và bằng một ngôn ngữ bậc cao khác.

Ngôn ngữ lập trình Python

Ngôn ngữ lập trình Java

- GV yêu cầu HS quan sát hình để thấy được cách tính toán trên hai ngôn ngữ Scratch và Pyhton.

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

- HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin từ GV phân tích.

- GV quan sát HS thực hiện, hướng dẫn và phân tích cho HS hiểu phương ngôn ngữ lập trình bậc cao.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

- GV mời HS đứng dậy trình bày

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tin học 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học