Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được các phép so sánh và các phép tính logic tạo thành biểu thức logic thể hiện điều kiện rẽ nhánh trong chương trình.

- Viết được câu lệnh rẽ nhánh trong Python.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

+ Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

+ Sử dụng được câu lệnh rẽ nhánh if trong lập trình.

3. Phẩm chất:

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Máy tính có kết nối với máy chiếu, máy tính đã cài sẵn phần mềm Python.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Đọc và tìm hiểu trước bài mới – Bài 6. Câu lệnh rẽ nhánh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh

b. Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi: Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán dùng để thể hiện một hành động được thực hiện hay không tùy thuộc vào một điều kiện có được thỏa mãn hay không. Nếu em trình bày cách giải một phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0, em có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh hay không?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán

a. Mục tiêu: Biết sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán

b. Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán

Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

* Hoạt động 1

Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

* Kết luận:

Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cung cấp các công cụ để mô tả <điều kiện>, tính giá trị <điều kiện> và câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dựa trên giá trị tính được của <điều kiện>.

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

- GV nhắc lại kiến thức cho HS: Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi phải dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo thì cần cấu trúc rẽ nhánh.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện Hoạt động 1: Em hãy vẽ sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh trong ví dụ ở Hình 1b.

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV quan sát, trợ giúp.‌

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌

- GV tổng kết lại kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện rẽ nhánh

a. Mục tiêu: Nắm được giá trị của điều kiện và biểu thức điều kiện

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

2. Điều kiện rẽ nhánh

<điều kiện>: là biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False.

- Phép so sánh hai giá trị hay so sánh biểu thức cho ta một biểu thức logic.

Bảng 1. Kí hiệu phép so sánh trong Python

So sánh

Kí hiệu trong Python

Lớn hơn

>

Lớn hơn hoặc bằng

>=

Nhỏ hơn

<

Nhỏ hơn hoặc bằng

<=

Bằng

==

Khác

!=

- Kết nối các biểu thức logic với nhau bằng các phép tính logic, ta được biểu thức logic.

Bảng 2. Một số phép toán logic

Phép tính

Biểu thức

Ý nghĩa

and

x and y

Cho kết quả True khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị True

or

x or y

Cho kết quả False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False

not

not x

Đảo giá trị logic của x

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 2 SGK tr.72-73 và cho biết:

• Em hãy cho biết điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh nhận những giá trị nào?

• Có các phép so sánh nào trong Python? Lấy ví dụ minh họa một số <điều kiện> được biểu diễn bằng phép so sánh trong Python và giá trị logic tương ứng?

• Trình bày một số phép toán logic và lấy ví dụ minh họa?

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi.

- HS khác lắng nghe, nhận xét.

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học