Giáo án bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.

- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng

- Vận dụng một cách khoa học những kiến thức đã học về dàn ý bài văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc

3. Thái độ, phẩm chất

- Tự giác làm thêm bài tập luyện tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi – thảo luận, trả lời các câu hỏi.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………………..

2. Kiểm tra bài cũ

- Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu nào ?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Lập dàn ý là một khâu quan trọng trong quá trình làm văn. Đối với bài văn thuyết minh cũng vậy. Song việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có gì giống và khác với việc lập dàn ý cho các kiểu VB khác ? Chúng ta hãy tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

I. Dàn ý văn thuyết minh

- Nhắc lại bố cục của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần?

1. Bố cục và nhiệm vụ các phần của bài văn

- Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc, nội dung cần đề cập.

- Thân bài: Triển khai nội dung chính của bài viết.

- Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc của người viết.

- Bố cục 3 phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh ko? Vì sao?

→ Phù hợp với VB thuyết minh. Vì VB thuyết minh cũng là kết quả của thao tác làm văn, người viết cũng cần giới thiệu, trình bày rõ các nội dung thuyết minh, có lúc cần miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc,...

- So sánh sự giống và khác của phần mở bài và kết bài trong bài văn tự sự với bài văn thuyết minh?

2. So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và bài văn thuyết minh

- Giống: cơ bản tương đồng ở phần mở bài.

- Khác: ở phần kết bài.

+ VB tự sự: chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật (người viết).

+ VB thuyết minh: vừa trở lại đề tài thuyết minh vừa lưu lại cảm xúc, suy nghĩ lâu bền trong lòng độc giả

- Nêu trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài của VB thuyết minh?

3. Trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài

- Thời gian: xưa → nay.

- Không gian: xa → gần; ngoài → trong; dưới → trên,...

- Nhận thức: dễ → khó; quen → lạ.

- Trình tự chứng minh: phản bác- chứng minh.

- Những nội dung chính cần nêu ở phần mở bài bài văn thuyết minh?

II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

1. Xác định đề tài

Xác định rõ đối tượng thuyết minh:

- Một danh nhân văn hóa.

- Một tác giả văn học.

- Một nhà khoa học.

- Một danh lam thắng cảnh.

- Một phương pháp...

- Yêu cầu đối với mở bài của VB thuyết minh?

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

- Nội dung chính: nêu được đề tài (giới thiệu được đối tượng thuyết minh).

- Yêu cầu:

+ Giúp người đọc nhận ra kiểu bài thuyết minh.

+ Thu hút được sự chú ý của người đọc

- Các bước cần làm để có dàn ý phần thân bài?

b. Thân bài

- Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh.

- Các bước cần làm:

+ Tìm ý, chọn ý.

+ Sắp xếp các ý theo trình tự không gian, thời gian, nhận thức hoặc trình tự chứng minh.

- Các việc cần làm ở phần kết bài?

c. Kết bài

- Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh.

- Lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Yêu cầu hs thảo luận, lập dàn ý cho 2 bài văn thuyết minh:

III. Luyện tập

Đề 1: Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán?

Đề 1

Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán.

- MB: Giới thiệu món đậu phụ rán.

- TB:

+ Nguyên liệu.

+ Cách chế biến.

+ Yêu cầu thành phẩm.

- KB:

+ Trở lại vấn đề.

+ Nêu suy nghĩ, đánh giá.

Đề 2:

Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi?

HS trình bày.

GV chuẩn xác kiến thức.

Đề 2

Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi.

- MB: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi (tên, hiệu, quê hương, gia đình và tầm vóc của ông trong lịch sử văn học dân tộc.)

- TB:

+ Giới thiệu các sự kiện nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Trãi.

+ Giới thiệu về sự nghiệp thơ văn

- KB:

+ Đánh giá vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc.

+ Nêu cảm xúc, suy nghĩ.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Vai trò của việc lập dàn ý với bài văn thuyết minh.

- Học sinh làm bài tập.

Đề: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về 1 công việc mà em yêu thích.

+ Cách thưa gửi như thế nào?

+ Công việc em yêu thích là gì?

+ Tại sao lại yêu thích?

5. Dặn dò

- Hoàn thành bài tập SGK.

- Chuẩn bị bài : Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu).

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học