Giáo án bài Phú sông Bạch Đằng (tiết 2) - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả - Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.

- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú : Sử dụng lối "chủ - khách đối đáp", cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng,...

- Tích hợp: Chiến tranh và môi trường.

2. Kĩ năng

Biết phân tích 1 bài phú theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ, phẩm chất

-Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………………….

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày những đặc trưng cơ bản của thể phú.

- Phân tích hình tượng nhân vật “khách” trong phần mở đầu bài “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu).

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về hình tượng nhân vật “khách”. "Khách" xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Người thích ngao du sơn thủy, muốn đến nhiều nơi, muốn đi nhiều chỗ, không phải chỉ ngao du sơn thủy mà còn tìm hiểu lịch sử dân tộc. Thế giới mà nhân vật “khách” tìm đến không phải là thiên nhiên tĩnh: một vầng trăng lạnh, một đám mây cao, một dòng sông vắng mà thiên nhiên ông tìm đến là một thế giới hải hồ rộng lớn. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú thực ra là sự chuẩn bị một không khí thích hợp cho người đọc trước khi bước vào thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng lịch sử. Chúng ta hãy tìm hiểu điều đó trong tiết học này.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD HS đọc – hiểu văn bản.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

- Các bô lão là nhân vật có thật hay do tác giả hư cấu?

2. Đoạn giải thích

- Hình tượng các bô lão có thể là nhân vật có thật (là những người dân địa phương ven sông Bạch Đằng mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh) hoặc có thể họ là nhân vật hư cấu (là tâm tư tình cảm của tác giả hiện thân thành nhân vật trữ tình để những nhận xét về các trận chiến trên sông Bạch Đằng trở nên khách quan hơn).

- Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú?

- Vai trò:

+ Là người chứng kiến chiến tích lịch sử.

+ Là người kể lại các chiến tích hào hùng đó cho khách nghe.

- Thái độ của các bô lão đối với khách?

- Thái độ của các bô lão đối với khách: nhiệt tình, hiếu khách và tôn kính khách.

- Chiến tích trên sông Bạch đằng được gợi lại ntn qua lời kể của các bô lão?

- Các chiến tích trên sông Bạch đằng qua lời kể của các bô lão:

+ Hai chiến tích: Ngô chúa phá Hoằng Thao và Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã.

+ Quang cảnh, ko khí chiến trận:

- Binh lực hùng hậu:+ Thuyền bè muôn đội.

+ Tinh kì phấp phới.

+ Hùng hổ sáu quân.

+ Giáo gươm sáng chói.

- Tính chất gay go, quyết liệt:

+ Hình ảnh phóng đại: nhật nguyệt- mờ; trời đất- đổi.

+ Đối lập: sự huyênh hoang, hung hăng, kiêu ngạo của kẻ thù >< sự thực thất bại thảm hại.

+ Hình ảnh so sánh: Thế trận của ta và địch – Trận Xích Bích, Hợp Phì (những trận đánh lớn, quyết liệt, nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc) → khẳng định chiến thắng hào hùng, vang dội của ta và bày tỏ niềm tự hào dân tộc.

- Thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện? Ngôn ngữ lời kể có đặc điểm gì?

- Thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện: nhiệt huyết, tự hào, mang cảm hứng của người trong cuộc.

- Ngôn ngữ lời kể:

+ Súc tích, cô đọng, vừa khái quát, vừa gợi lại được diễn biến, ko khí của các trận đánh rất sinh động (“Đây là buổi... Hoằng Thao”).

+ Các câu dài, dõng dạc tạo ko khí trang nghiêm (“Đây là...Hoằng Thao”).

+ Các câu ngắn gọn, sắc bén gợi khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp ( “Thuyền bè...sáng chói”)

- Qua lời bình luận của các bô lão, trong các yếu tố: thời thế (thiên thời), địa thế núi sông (địa lợi) và con người thì yếu tố nào là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất làm nên thắng lợi?

Gv nhắc nhớ cho hs câu chuyện lịch sử về Trần Hưng Đạo.

3. Đoạn bình luận

- Nguyên nhân làm nên thắng lợi:

+ Thời thế thuận lợi (thiên thời): “trời cũng chiều người”.

+ Địa thế núi sông (địa lợi): “trời đất cho nơi hiểm trở”.

+ Con người- người tài, có đức lớn → giữ vai trò quyết định quan trọng nhất đến thắng lợi.

- Lời ca của các bô lão và của khách nhằm khẳng định điều gì? So sánh lời ca của khách và bài thơ của Nguyễn Sưởng?

- Tác giả gợi lại hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người xưa → khẳng định sức mạnh, tài năng và đức lớn của con người- nhân tố quyết định thắng lợi.

→ Cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.

Điểm tương đồng:

+ Cảm hứng ngợi ca, tự hào về chiến thắng và cảnh núi sông hiểm trở, hào hùng.

+ Khẳng định vai trò có tính chất quyết định chiến thắng của địa thế núi sông và con người tài đức.

Khác biệt:

+ Nguyễn Sưởng đặt hai yếu tố trên ngang hàng → hạn chế.

+ Trương Hán Siêu đã khắc phục hạn chế đó khi nhấn mạnh vai trò cốt yếu của con người.

- Tiếp nối lời ca của khách đã ca ngợi và rút ra bài học gì cho hậu thế?

4. Đoạn kết

- Tuyên ngôn về chân lí của các bô lão:

+ Những người bất nghĩa (Lưu Cung, Hốt Tất Liệt) sẽ tiêu vong.

+ Những người anh hùng, nhân nghĩa (Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo) thì mãi lưu danh thiên cổ.

→ Đó là chân lí có tính chất vĩnh hằng như sông bạch đằng ngày đêm “luồng to sóng lớn đổ về bể đông” muôn đời theo quy luật tự nhiên.

- Lời ca tiếp nối của khách:

+ Ca ngợi sự anh minh của 2 vị thánh quan (Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông).

+ Ca ngợi chiến tích trên sông Bạch Đằng.

+ Khẳng định chân lí: vai trò và vị trí quyết định của con người trong tương quan với yếu tố đất đai hiểm yếu.

→ Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Tích hợp kiến thức giáo dục công dân:

Gv liên hệ với thực tiễn:

Bài phú đã khắc họa một cảnh trí mĩ lệ của Tổ Quốc với tất cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước, đồng thời gợi lên cho chúng ta những con em đất Việt ngày nay trong thế hệ Hồ Chí Minh một bài học sâu sắc về sự quyết tâm bảo vệ bằng bất cứ giá nào cho trọn vẹn non sông gấm vóc mà tổ tiên để lại cho mình.

HS trả lời :

- “Anh minh hai vị thánh quân... đức cao”. Giữa “địa linh” và “nhân kiệt” thì con người là yếu tố quyết định.

- Lời ca kết thúc bài phú vừa mang niềm tự hào dân tộc vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.

GV hướng dẫn HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Khái quát lại những giá trị nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm?

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn.

- Bố cục: chặt chẽ.

- Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí.

- Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng, gợi cảm.

→ Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHTĐVN.

2. Giá trị nội dung

- Lòng yêu nước.

- Tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lí nhân nghĩa.

- Tư tưởng nhân văn cao đẹp:

+ Khẳng định và đề cao vai trò của con người, đạo lí chính nghĩa.

+ Nỗi niềm cảm khái trước sông Bạch Đằng trong hiện tại.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Câu 1: Nêu giá trị của bài Phú ?

Bài phú là tác phẩm tiêu biểu cho văn học yêu nước thời Lí – Trần.

Câu 2: Hào khí Đông A qua bài thơ ?

+ Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào DT, tự hào về truyền thống AH bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của DTVN.

Câu 3. Từ bài phú, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay với Tổ quốc ?

+ Bài phú thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú. Ý nghĩa giáo dục của bài phú với tuổi trẻ hiện nay.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Tìm đọc những tác phẩm có hình ảnh Sông Bạch Đằng.

- Chuẩn bị bài : Đại cáo bình Ngô (Phần 1: Tác giả).

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học