Giáo án bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh: yêu cầu và một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng

- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn

3. Thái độ, phẩm chất

- Luôn có ý thức tạo lập một văn bản thuyết minh có tính hấp dẫn và chuẩn xác. HS có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng khi viết bài văn thuyết minh.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………………………

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra phần soạn bài của HS.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

GV HD HS ôn tập về văn bản thuyết minh.

Nhắc lại khái niệm về VB thuyết minh? Theo em, yêu cầu đối với tri thức và trình bày của VB thuyết minh ntn?

- Khái niệm: VB thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

- Tri thức trong VB thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, hữu ích, xác thực cho người tiếp nhận.

- Yêu cầu trình bày: chuẩn xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

* Nêu vấn đề: Theo em, trong việc giới thiệu các sản phẩm, người ta có cần quan tâm tới sự hấp dẫn cũng như giá trị của sản phẩm không?

- HS đàm thoại, phát biểu.

- GV chuyển vào bài.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD HS tìm hiểu về tính chuẩn xác qua kĩ thuật đặt câu hỏi

I. Tính chuẩn xác của VB thuyết minh

1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác

- Em hiểu thế nào là tính chuẩn xác? Tại sao VB thuyết minh lại cần có tính chuẩn xác?

- Tính chuẩn xác: đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận.

- Tính chuẩn xác là yêu cầu của VB thuyết minh vì để đảm bảo mục đích của VB thuyết minh: cung cấp các tri thức về sự vật khách quan nhằm giúp cho hiểu biết của người đọc (người nghe) thêm chính xác và phong phú

- Chúng ta cần chú ý đến các điểm gì để đảm bảo tính chuẩn xác của VB thuyết minh?

- Các yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác:

+ Tìm hiểu thấu đáo đối tượng thuyết minh trước khi viết.

+ Thu thập đầy đủ các tài liệu tham khảo, đặc biệt là các tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà KH tên tuổi, các cơ quan có thẩm quyền về đối tượng thuyết minh.

+ Cập nhật những thay đổi của các thông tin.

Hs đọc và thảo luận làm các bài tập.

Gv nhận xét, khẳng định đáp án

2. Luyện tập

a. Không chuẩn xác:

- Từ “chỉ”→ không nêu hết phạm vi kiến thức.

- Không nêu đúng các thể loại VHDG trong chương trình Ngữ Văn 10, tập I.

b. Không chuẩn xác: ở cách hiểu cụm từ “thiên cổ hùng văn” (áng văn hào hùng muôn thuở).

c. Không thể dùng VB đã trích để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn bỉnh Khiêm vì nó chỉ nói đến thân thế mà không hề nói đến sự nghiệp thơ của ông

- Vậy một VB thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng yêu cầu nào?

→ Yêu cầu của tính chuẩn xác:

Tri thức trong VB phải có tính: khách quan, khoa học và đáng tin cậy.

GV HD HS tìm hiểu về tính hấp dẫn bằng kĩ thuật chia nhóm

II. Tính hấp dẫn của VB thuyết minh

Nhóm 1: Theo em, thế nào là tính hấp dẫn của Vb thuyết minh?

1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của VB thuyết minh:

- Tính hấp dẫn: có sự lối cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Các biện pháp làm cho VB thuyết minh hấp dẫn:

+ Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn ko trừu tượng, mơ hồ (dẫn chứng cụ thể, sinh động).

+ So sánh.

+ Kết hợp sử dụng các kiểu câu.

+ Khi cần phải phối hợp nhiều loại kiến thức.

Nhóm 2: Các biện pháp làm cho VB thuyết minh có tính hấp dẫn?

2. Luyện tập

a. Biện pháp:

- Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa cho luận điểm khái quát:

+ Luận điểm: “Nếu ... kìm hãm”.

+ Dẫn chứng:- Số liệu về sự phát triển trí tuệ của những đứa trẻ.

- Sự phát triển não bộ của những con chuột.

- So sánh: những đứa trẻ ít được chơi đùa và những đứa trẻ bình thường.

b. Việc kể lại truyền thuyết:

→ Giúp người đọc như được trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo.

→ Là một cách giải thích sự hình thành và các địa danh của hồ.

- Việc kết hợp giữa kiến thức địa lí và văn học đã đem đến cho người đọc hiểu biết phong phú, hấp dẫn.

Hs đọc và thảo luận làm các bài tập trong sgk.

Gv nhận xét, khẳng định đáp án.

Hs đọc và học phần ghi nhớ- sgk

* Ghi nhớ: (Sgk)

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Hs đọc và thảo luận làm các bài tập trong sgk.

Gv nhận xét, khẳng định đáp án.

Luyện tập.

Gợi ý:

- Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu: ngắn, dài, nghi vấn, cảm thán.

- Từ ngữ: giàu tính hình tượng (kết hợp biện pháp so sánh):

+ Mùi phở có sức huyền bí quyến rũ- mây khói chùa Hương.

+ Bó hành xanh- lá mạ.

+ Làn khói từ nồi nước dùng- một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu.

- Sự kết hợp các giác quan và liên tưởng:

+ Các giác quan: thị giác, khứu giác và vị giác.

+ Liên tưởng: qua các so sánh.

+ Biểu cảm trực tiếp: trông mà thèm quá, có ai lại đừng vào ăn cho được.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học