Giáo án bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn,Thái sư Trần Thủ Độ - Giáo án Ngữ văn lớp 10
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ lớn của anh hùng dân tộc. Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước. Nhận thức được vẻ đẹp của tài năng, đức độ của thái sư Trần Thủ Độ.
- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của 1 tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất VH: Cách xây đựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động, kết hợp giữa biên niên và tự sự, lối kể chuyện kiệm lời và giàu kịch tính
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm hiểu một tác phẩm sử kí trung đại.
- Đặt đoạn trích trong tương quan với t/p Hịch tướng sĩ và thái sư Trần Thủ Độ.
3. Thái độ, phẩm chất
- Rút ra được những bài học đạo lí quý báu cũng là bài học làm người từ Hưng Đạo Đại Vương.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, trả lời câu hỏi.
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: …………………………
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng một đoạn bài “Đại cáo bình Ngô”. Phân tích đoạn văn đó.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Nói tới triều đại nhà Trần không thể không nói tới đóng góp của Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ. Hôm nay chúng ta sẽ đọc thêm 2 đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ để thấy được nhân cách cao cả và những đóng góp lớn lao của hai nhân vật này.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. |
I. TÌM HIỂU CHUNG |
- Nêu vài nét chính về tiểu sử của Ngô Sĩ Liên? |
1. Tác giả Ngô Sĩ Liên - Đỗ tiến sĩ năm 1442. - Giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán. - Vâng lệnh vua Lê Thánh Tông viết Đại Việt sử kí toàn thư |
- Thời gian hoàn thành tác phẩm? Nội dung tác phẩm? Cơ sở của nó? |
2. Đại Việt sử kí toàn thư - Hoàn tất năm 1499, gồm 15 quyển. - Nội dung: ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428). - Dựa trên: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu) và Sử kí tục biên (Phan Phu Tiên). |
GV hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản. Hs đọc văn bản. |
II. ĐỌC – HIỂU 1. Đoạn trích: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn |
- Tìm bố cục của văn bản trên? |
a. Bố cục: 3 phần + P1: “Tháng sáu... giữ nước” → Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn. + P2: “Quốc Tuấn là con... viếng” → Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai. + P3: còn lại → Những công tích lớn, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn. |
Gv dẫn dắt: Người xưa nói con chim trước khi chết thì cất tiếng kêu thương, con người trước khi chết thì thành thực, trăng trối những lời tâm huyết... Trước khi Trần Quốc Tuấn mất, vua Trần đến hỏi ông về kế sách giữ nước. Điều đó cho thấy sự tín nhiệm rất cao của nhà vua đối với ông... |
|
Câu 1: Trần Quốc Tuấn đã trình bày với vua Trần kế sách giữ nước ntn? Tại sao ông lại nêu dẫn chứng về hàng loạt các triều đại trước? Theo ông, điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là gì? Muốn vậy phải làm gì? |
b. Tìm hiểu văn bản b-1: Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn: - Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa nhằm khuyên vua Trần nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định. - Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc: toàn dân đoàn kết một lòng. “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức” - Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân”: + Giảm thuế khóa. + Bớt hình phạt. + Không sách nhiễu nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân sung túc. → Điều đó là “thượng sách giữ nước”. |
Câu 2: Qua lời dặn vua Trần của vị tướng già, em thấy ở Trần Quốc Tuấn nổi bật lên phẩm chất gì? |
→ Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn: + Có lòng trung quân ái quốc - có ý thức trách nhiệm rất cao với vua với nước. + Là một vị tướng tài ba, mưu lược, có kinh nghiệm dồi dào và tầm nhìn xa trông rộng. + Có lòng thương dân, trọng dân, biết lo cho dân. |
- Tại sao tác giả không mở đầu bằng việc kể nguồn gốc, lai lịch của nhân vật mà lai mở đầu bằng lời dặn của cha Trần Quốc Tuấn trước lúc đi xa? Hs thảo luận, trả lời. Gv nhận xét, bổ sung: Cách mở đầu đó tạo sự hấp dẫn cho bản kể. Bởi nó khơi dậy trong người đọc sự tò mò xem Trần Quốc Tuấn có thực hiện lời di huấn của cha ko. |
|
- Việc Trần Quốc Tuấn ko cho lời cha dạy là phải có ý nghĩa gì? |
b-2: Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha, trong các câu chuyện với gia nô và hai người con trai * Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải. → Đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu” một cách tự nguyện, hết lòng trung nghĩa, dẹp thù riêng để phụng sự đất nước, ko mảy may tư lợi. |
- Câu chuyện giữa Trần Quốc Tuấn với Yết Kiêu, Dã Tượng có ý nghĩa gì? |
* Câu chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng - Khẳng định nhân cách cao thượng, tấm lòng trung nghĩa, thẳng thắn, cương trực của hai người nô bộc trung thành. - Khẳng định tư tưởng trung quân của Trần Quốc Tuấn là hoàn toàn đúng nên mới tìm được sự đồng cảm của mọi người, kể cả gia nhân. - Chi tiết “Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người” nô bộc trung nghĩa: → Câu chuyện với 2 nô bộc chỉ là một phép thử lòng người của Trần Quốc Tuấn → Trần Quốc Tuấn là một con người thẳng thắn, chân thành |
- Câu chuyện của Trần Quốc Tuấn với hai người con trai nói lên điều gì trong nhân cách và cách giáo dục con của ông? |
* Câu chuyện với hai người con trai + Hưng Vũ Vương (Quốc Hiến): ông “ngầm cho là phải”. + Hưng nhượng Vương (Quốc Tảng): ông nổi giận, rút gươm định tội, ko muốn Quốc Tảng được nhìn mặt lần cuối. → Tính cách: thận trọng, trung nghĩa. → Cách giáo dục con: công bằng, rất nghiêm khắc. |
- Tìm những dẫn chứng nói về uy tín và những công tích lớn của Trần Quốc Tuấn? |
c. Những công lao và uy tín, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn - Công lao: + Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên- Mông. + Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần. - Uy tín: + Được truy tặng tước lớn: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương → được ví như thượng phụ (cha vua). + Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác. + Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”) + Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức ko dám gọi tên. + Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian. |
- Nét đẹp nào trong nhân cách của Trần Quốc Tuấn biểu hiện qua chi tiết: “Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào...vậy đấy”? |
- Vẻ đẹp nhân cách: khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi. |
- Các trước tác chính của Trần Quốc Tuấn? |
- Những trước tác chính + Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn). + Binh thư yếu lược (Binh gia diệu yếu lược). + Vạn Kiếp tông bí truyền thư. |
- Lời dặn dò các con trước lúc mất của ông có ý nghĩa gì? |
- Lời dặn con kĩ càng việc mai táng mình ntn trước lúc mất→ có thể do lo lắng sâu xa rằng quân Nguyên có thể trở lại xâm lược và dầo mồ mả của ông lên → thể hiện tính cẩn trọng, lo xa. |
- Nhận xét, đánh giá khái quát về vẻ đẹp nhân cách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn qua văn bản trên? |
c. Tổng kết bài học c- 1. Nội dung Vẻ đẹp nhân cách vĩ đại của Trần Quốc Tuấn: + Trung quân ái quốc. + Thương yêu dân. + Tận tình với tướng sĩ. + Tài năng, mưu lược. + Khiêm tốn, cẩn trọng. + Công bằng và nghiêm khắc trong giáo dục con... |
- Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật khắc họa nhân vật? |
c-2. Nghệ thuật - Nghệ thuật kể chuyện + Không đơn điệu theo trình tự thời gian, sử dụng hai mạch kể rất điêu luyện, thu hút sự chú ý của người đọc. + Kĩ thuật kể chuyện phức điệu, khéo léo đan xen lời nhận xét tinh tế để định hướng cho người đọc; mỗi sự kiện, chi tiết đều tương ứng với một câu chuyện sinh động,... có tác dụng làm nổi bật chân dung nhân vật lịch sử. - Nghệ thuật khắc họa nhân vật + Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ (với cha, với hai con, với gia nô và vua Trần) và những tình huống có thử thách (tình huống giữa việc trung với vua và hiếu với cha; tình huống giặc tràn sang, nhà vua hỏi kế sách;...). + Sử dụng những chi tiết đặc sắc, chọn lọc tinh tế. |
- Theo em, đoạn trích có thể được chia theo bố cục ntn? Gv bổ sung: P1 nêu rõ ngày tháng mất của Trần Thủ Độ, tước được truy phong của ông. P2, tác giả kể 4 câu chuyện nhỏ để khắc họa chân dung nhân cách của Trần Thủ Độ, ko hề có lời bình luận, tạo tính chất khách quan, để sự việc tự nó nói lên vấn đề tác giả cần bàn luận. |
2. Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” a. Bố cục: 2 phần: - P1: Thời gian và sự kiện trọng đại (Trần Thủ Độ mất). - P2: Bốn câu chuyện về Trần Thủ Độ: + Xử người hặc tội mình. + Bắt tên quân hiệu. + Cái giá chức câu đương. + An Quốc hay là thần? |
Câu 1: Cách xử trí, thái độ của Trần Thủ Độ với người hặc tội mình có gì khác thường? Điều đó cho thấy ở ông phẩm chất gì? |
b. Trả lời câu hỏi Câu 1: Lẽ thường >< Cách xử trí của Trần Thủ Độ Chối cãi, Dứt khoát công nhận, khẳng biện minh. định sự thật “Đúng...” Thù oán, Ban thưởng cho kẻ hặc tội. trừng trị kẻ hặc tội. Vua Trần đem người hặc tội đến và nói rõ lời của kẻ đó với Trần Thủ Độ. Tình huống này mang tính chất của một cuộc đối chất ba mặt một lời. Trái với lẽ thường, những hành động, cách xử trí của Trần Thủ Độ khiến vua Trần ngạc nhiên và khâm phục, kẻ hặc tội vừa sợ hãi vừa khâm phục. Vì cả hai người đó chưa hiểu hết tấm lòng và ý chí của Trần Thủ Độ. Trong tình thế vua Trần còn nhỏ, triều đình nhà Trần mới lập, ông ko thể ko chuyên quyền nhưng sự thực, ông tự biết mình ít học, võ biền, mưu mô quyền biến, ko hề có chí làm vua, chỉ có lòng hết sức giúp vua mà thôi. Ông nói với vua như vậy để nhà vua ko còn mối ngờ vực... →Tính cách: trung thực, thẳng thắn, công minh, độ lượng và giàu bản lĩnh. |
Câu 2: Tại sao Trần Thủ Độ lại sai người bắt tên quân hiệu? Hắn có bị ông trừng trị như dự đoán của người đọc ko? Cách kết thúc bất ngờ đó có ý nghĩa gì? |
Câu 2 * Câu chuyện thứ hai: Bắt tên quân hiệu - Nguyên nhân: trước yêu cầu và lời nói khích của Linh Từ Quốc Mẫu, Trần Thủ Độ cả giận, sai đi bắt ngay tên lính xấc láo phạm thượng. - Cách xử trí: sau khi nghe lời trình bày sự thật, ông khen ngợi anh lính và còn ban thưởng vàng lụa → Cách giải quyết vẹn cả đôi bề, công bằng và gây bất ngờ cho người đọc. → Bà vợ hài lòng và ko thể tiếp tục lợi dụng địa vị của chồng để làm khó kẻ dưới. → Đem đến sự công bằng cho tên quân hiệu, khuyến khích kẻ dưới giữ nghiêm phép nước dù có làm ảnh hưởng đến người thân của mình. →Tính cách: chí công vô tư, tôn trọng pháp luật. |
Câu 3: Nhận xét về tính cách của Trần Thủ Độ qua câu chuyện về cái giá của chức câu đương |
Câu 3 - Trần Thủ Độ nhận lời xin riêng cho một người nhà làm chức câu đương, lại cẩn thận ghi tên và quê quán của kẻ đó. - Đến khi gặp mặt, ông lại nói với kẻ đó: “Ngươi vì...được”. → Có thể ông sẽ cho hắn làm chức câu đương thực mà còn có thể được ưu tiên thêm nữa vì là người nhà xin cho. - Nhưng khi ông nói nốt vế còn lại → kết thúc thật bất ngờ, kịch tính. → Đó chỉ là lời cảnh báo răn đe nghiêm khắc để người kia hoảng vía mà xin tha, mà nhớ đời, bỏ hẳn thói nhờ vả, chạy chọt. Đồng thời đó cũng là cách răn vợ ko được dựa quyền thế để làm việc công theo ý mình. →Tính cách: chí công vô tư, kiên quyết trừng trị nạn chạy chức, chạy quyền, đút lót, hối lộ, dựa dẫm thân thích và giữ công bằng của pháp luật. |
* Câu chuyện thứ tư tác giả đặt ra vấn đề gì? An Quốc hay là thần? |
- Đặt ra yêu cầu lựa chọn và trọng dụng hiền tài đúng mực cho nhà vua. - Câu hỏi hay lời than :”Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao” → sự cảm khái và dứt khoát của Trần Thủ Độ. →Tính cách: thẳng thắn, cương trực, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, gia đình. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Bài học đạo lý làm người từ những người anh hùng dân tộc : biết coi trọng đnước, nhân dân, biết đặt tình chung lên trên tình riêng.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài : Phương pháp thuyết minh.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Phương pháp thuyết minh
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- Tóm tắt văn bản thuyết minh
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)