(KHBD) Giáo án Đại cáo bình Ngô (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Đại cáo bình Ngô đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Lưu trữ: Giáo án Đại cáo bình Ngô (sách cũ)
1. Kiến thức
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.
- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.
2. Kĩ năng
Có kĩ năng đọc –hiểu tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu - đặc trưng thể cáo.
3. Thái độ, phẩm chất
- Giáo dục bồi dưỡng ý thức dân tộc, yêu quý di sản văn hóa của cha ông. Có thái độ tôn trọng và tri ân với những người anh hùng dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp (Tội ác của giặc Minh với việc huỷ diệt môi trường).
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: …………………………….
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày những hiểu biết của em về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Trong lịch sử VHVN, ba áng thơ văn kiệt xuất được coi là các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc là: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh). Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. Hs đọc Tiểu dẫn- sgk. |
I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Thể loại cáo |
- Nêu khái niệm, các đặc trưng cơ bản của thể loại cáo? |
- Khái niệm: là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. - Đặc trưng + Viết bằng văn xuôi hay văn vần, phần nhiều là văn biền ngẫu (loại văn có ngôn ngữ đối ngẫu, các vế đối thanh B-T, từ loại, có vần điệu, sử dụng điển cố, ngôn ngữ khoa trương). + Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén. + Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. |
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? |
2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời: Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo đề tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho đất nước. |
- Em hiểu gì về nhan đề tác phẩm? Tại sao gọi là “đại cáo”? Giặc Ngô là giặc nào? Vì sao tác giả lại gọi chúng như vậy? Vua Minh (Chu Nguyên Chương- ông tổ lập ra triều Minh- Minh thành tổ) quê ở đất Ngô (nam Trường Giang, thời Tam Quốc) → chữ “Ngô” chỉ chung giặc phương Bắc xâm lược với ý căm thù, khinh bỉ. |
b. Ý nghĩa nhan đề: - Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo → dịch ra tiếng Việt: Đại cáo bình Ngô. - Giải nghĩa: + Đại cáo: bài cáo lớn → dung lượng lớn. → tính chất trọng đại. + Bình: dẹp yên, bình định, ổn định. + Ngô: giặc Minh. → Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Ngô. |
Hs đọc văn bản. Gv nhận xét, hướng dẫn giọng đọc. |
|
- Nêu bố cục của tác phẩm? |
c. Đọc và tìm bố cục: Bố cục: 4 phần. - P1: Nêu luận đề chính nghĩa. - P2: Vạch rõ tội ác của giặc Minh xâm lược. - P3: Kể lại 10 năm chiến đấu và chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn. - P4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa, rút ra bài học lịch sử. |
GV HD HS đọc – hiểu văn bản. Hs đã học đoạn này ở THCS với nhan đề Như nước Đại Việt ta. Gv đặt câu hỏi để hs thảo luận, nhớ lại kiến thức cũ: |
II/ Đọc - hiểu văn bản |
- Trong đoạn 1, luận đề chính nghĩa được nêu cao bao gồm mấy luận điểm chủ yếu? Đó là những luận điểm gì? |
1. Đoạn 1: Nêu cao luận đề chính nghĩa * Tư tưởng nhân nghĩa - Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. |
- Luận điểm 1 được nêu ở các câu nào? Vị trí và nội dung cụ thể của nó? |
- Nguyễn Trãi:+ chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân. |
- Luận điểm 2 được nêu và luận chứng ntn? Gv dẫn dắt: Dân tộc ta chiến đấu chống quân xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam cũng là chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó... |
+ đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo. → Đó là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại Việt). → Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược. |
- Chân lí thực tiễn về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt được biểu hiện qua các mặt nào? |
* Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: - Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta- núi sông bờ cõi đã chia. - Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu. - Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác - Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương - Hào kiệt: đời nào cũng có |
- Nhận xét về giọng điệu của đoạn 1? |
→ Các từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến. → Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn. |
- Câu hỏi nâng cao: So sánh với Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt) để thấy sự phát triển của tư tưởng chủ quyền độc lập dân tộc? |
* So sánh với Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt): ý thức độc lập dân tộc của Đại cáo bình Ngô phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. - Toàn diện, vì: + Lí Thường Kiệt mới chỉ xác định dân tộc ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền. + Nguyễn Trãi đã xác định dân tộc ở nhiều phương diện: lãnh thổ, nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ, con người. - Sâu sắc, vì: + Lí Thường Kiệt căn cứ vào “thiên thư” (sách trời)- yếu tố thần linh chứ không phải thực tiễn lịch sử. + Nguyễn Trãi đã ý thức rõ về văn hiến, truyền thống lịch sử và con người – những yếu tố thực tiễn cơ bản nhất, các hạt nhân xác định dân tộc |
- Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Tác giả đứng trên lập trường nào? |
2. Đoạn 2: Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu và nước mắt - Những âm mưu và tội ác của kẻ thù: + Âm mưu xâm lược quỷ quyệt của giặc Minh: “Vừa rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa”. Chữ “nhân”, “thừa cơ” → vạch rõ luận điệu giả nhân giả nghĩa, “mượn gió bẻ măng” của kẻ thù. → Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc. + Tố cáo chủ trương, chính sách cai trị vô nhân đạo, vô cùng hà khắc của kẻ thù: → Tàn sát người vô tội – “Nướng dân đen... tai vạ”. → Bóc lột tàn tệ, dã man: “Nặng thuế...núi”. → Huỷ diệt môi trường sống: “Người bị ép...cây cỏ”. → Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản. |
- Hình ảnh nhân dân Đại Việt dưới ách thống trị của giặc Minh được hình tượng hóa bằng hình ảnh nào? |
- Hình ảnh nhân dân: tội nghiệp, đáng thương, khốn khổ, điêu linh, bị dồn đuổi đến con đường cùng. Cái chết đợi họ trên rừng, dưới biển: “Nặng nề... canh cửi”,... |
- Những tên giặc Minh tàn bạo được hình tượng hóa bằng hình ảnh nào? |
- Hình ảnh kẻ thù: tàn bạo, vô nhân tính như những tên ác quỷ: “Thằng há miệng... chưa chán”. |
- Nghệ thuật viết cáo trạng của tác giả? |
- Nghệ thuật viết cáo trạng: + Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù: “Nướng dân đen ...tai vạ”. + Đối lập: Hình ảnh người dân vô tội bị bóc lột, tàn sát dã man >< Kẻ thù tàn bạo, vô nhân tính. + Phóng đại:“Độc ác thay, trúc Nam Sơn ko ghi hết tội/ Dơ bẩn thay, nước Đông Hải ko rửa sạch mùi” → Trúc Nam Sơn- tội ác của kẻ thù. Nước Đông Hải- sự nhơ bẩn của kẻ thù. + Câu hỏi tu từ: “Lẽ nào...chịu được?” → tội ác trời không dung, đất không tha của quân thù. + Giọng điệu: uất hận trào sôi, cảm thương tha thiết, nghẹn ngào đến tấm tức. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Đặc trưng của thể cáo.
- Tư tưởng nhân nghĩa của ta.
- Tội ác của giặc.
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng bài cáo. Tìm đọc thêm “Quân trung từ mệnh tập” của Nguyễn Trãi.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Đại cáo bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm (tiếp theo)
- Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)
- Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung)
- Khái quát lịch sử tiếng Việt
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)