Giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Sử 6

Tài liệu Giáo án Lịch Sử lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) mới nhất giúp Thầy/Cô dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án môn Lịch Sử 6.

Xem thử Giáo án Sử 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 6 CD

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Giáo án Sử 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 6 CD

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch Sử là gì?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Lịch Sử hiện thực.

- Lịch Sử được con người nhận thức.

- Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử.

- Những nguồn sử liệu cơ bản.

- Ý nghĩa và sự cần thiết của tư liệu trong quá trình tìm hiểu lịch sử. 

2. Năng lực

* Năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: 

- Hiểu được lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch Sử.

- Giải thích được vì sao cần thiết phải học lịch sử.

- Nhận diện và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.

- Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.

3. Phẩm chất

- Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch Sử.

- Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại.

- Tôn trọng kỉ vật của gia đình.

- Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 6. 

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS: kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học; xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b. Nội dung

GV đặt câu hỏi.

- HS quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: HS nêu được ý nghĩa của hai câu thơ của Hồ Chí Minh.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc 2 câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:

? Nêu ý nghĩa hai câu thơ trên.


Giáo án Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch Sử là gì? | Cánh diều










Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới.




- Qua 2 câu thơ trên: Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn chúng ta trận trọng, học và hiểu về lịch sử nước nhà để:

+ Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

+ Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông. Từ đó, hình thành ở chúng ta lòng biết ơn tổ tiên; trân trọng những gì mình đang có; ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Lịch Sử và môn lịch sử là gì?

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn lịch sử.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c) Sản phẩm: làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, hình ảnh trong mục I SGK trang 5 và trả lời câu hỏi:

? Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?



? Lịch Sử và môn Lịch Sử là gì? 








Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Lịch Sử và môn lịch sử là gì?




- Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã từng diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam, do đó sự kiện này là lịch sử.

- Lịch Sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch Sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

- Môn Lịch Sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Vì sao phải học lịch sử?

a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?

b) Nội dung

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta có cần phải biết về sự thay đổi đó không? Vì sao? 











Vì sao cần phải học môn Lịch Sử?


















Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Lịch Sử và môn lịch sử là gì?



- Sự thay đổi:

+ Kĩ thuật canh tác nông nghiệp từ chỗ sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu (hình 1.3) đã chuyển sang sử dụng máy móc (hình 1.4).

+ Hệ thống giao thông của Hà Nội ở đầu thế kỉ XIX (hình 1.5) chủ yếu là giao thông đường bộ, con người khi tham gia giao thông chủ yếu là: đi bộ/ xe đạp hoặc sử dụng tàu lửa… 

- Chúng ta cần phải biết về sự thay đổi đó, vì: thông quá sự tìm hiểu về quá trình lao động và đấu tranh để bảo vệ và dựng xây đất nước của cha ông, chúng ta sẽ thấy: trân trọng những gì mình đang có, biết ơn tổ tiên và hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại. Đồng thời, thúc đẩy chúng ta ngày càng khám phá, tìm tòi và cải tiến để ngày càng hiện đại hơn.

- Cần phải học môn Lịch Sử vì:

+ Học Lịch Sử giúp chúng ta biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

+ Học lịch sử giúp chúng ta có thể vận dụng các bài học kinh nghiệm từ trong quá khứ để hỗ trợ, giải quyết các vấn đề của hiện tại cuộc sống.

Hoạt động III. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được nguồn sử liệu (tư liệu lịch sử) là dấu tích của người xưa là ở lại với chúng ta và được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau; có nhiều nguồn tư liệu khác nhau như tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết,... Trong các nguồn tư liệu đó, có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

* Vòng chuyên sâu  (7 phút)

- Chia lớp ra làm 4 nhóm:

Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4… 

- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Tìm hiểu về tư liệu hiện vật.

Nhóm 2: Tìm hiểu về tư liệu chữ viết.

Nhóm 3: Tìm hiểu về tư liệu truyền miệng.

Nhóm 4: Tìm hiểu về tư liệu gốc.

* Vòng mảnh ghép (8 phút)

- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III… mới & giao nhiệm vụ mới: 

1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?

2. Nêu vai trò của các nguồn tư liệu trong việc tìm hiểu lịch sử?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

* Vòng chuyên sâu 

HS

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

* Vòng mảnh ghép (7 phút)

HS

- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 

- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Lịch Sử và môn lịch sử là gì?

- Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác. Nếu khai thác đúng cách, các tư liệu truyền miệng có thể giúp chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử có giá trị. 

- Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…). Tư liệu hiện vật có thể giúp bổ sung hoặc kiểm chứng tính đúng đắn của các tư liệu chữ viết.

- Tư liệu chữ viết:  gồm các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí…. Tư liệu chữ viết giúp cung cấp nguồn sử liệu quý về các sự kiện lịch sử, nhất là là về đời sống chính trị, văn hóa.

- Tư liệu gốc: 

+ Là loại tư liệu chứa đựng những thông tin ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử. 

+ Xét về hình thức và nội dung phản ánh, tư liệu lịch sử gốc được chia làm 4 loại chính, là: tư liệu vật chất, tư liệu chữ viết, tư liệu hình ảnh và tư liệu ghi âm, ghi hình. 

=> Đây là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất, xác thực nhất.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài 2. Thời gian trong Lịch Sử

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Cách tính thời thời gian trong lịch sử theo dương lịch và âm lịch.

- Cách tính thời gian theo Công lịch và những quy ước gọi thời gian theo chuẩn quốc tế.

2. Năng lực

* Năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: 

- Nêu được một số khái niệm về thời gian trong lịch sử như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch.

- Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.

- Biết đọc, ghi, và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.

- Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian.

3. Phẩm chất

- Tính chính xác, khoa học trong học tập và trong cuộc sống.

- Biết quý trọng thời gian, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa học cho cuộc sống, sinh hoạt của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch Sử và Địa Lí 6. 

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch Sử và Địa Lí 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục I SGK Lịch Sử và trả lời câu hỏi:

? Quan sát bảng sự kiện trong SGK Lịch Sử trang 10 và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau?

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử? | Cánh diều

? Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?


- Qua quan sát bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam, có thể thấy: các sự kiện lịch sử được sắp xếp theo thứ tự trước – sau dựa trên cơ sở: thời gian diễn ra sự kiện

+ Mốc thời gian nhỏ => sự kiện diễn ra trước => được sắp xếp trước.

+ Mốc thời gian lớn => sự kiện diễn ra sau => được sắp xếp sau.



Lịch Sử loài người gồm nhiều sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muốn dựng lại lịch sử , phải sắp xếp tất cả các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian

Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

GV yêu cẩu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh, sơ đồ trong mục I SGK Lịch Sử và trả lời câu hỏi:

? Em hiểu thế nào là âm lịch? Dương lịch?







?Quan sát hình 2.2 và cho biết tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày nào, ngày âm lịch là ngày nào?

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử? | Cánh diều

Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam hiện nay







? Dựa vào sơ đồ hình 2.3, hãy giải thích khái niệm trước Công nguyên và Công Nguyên?





? Quan sát sơ đồ hình 2.4, hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ là bao nhiêu năm?


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

II. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?



- Khái niệm âm lịch, dương lịch:

+ Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

+ Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

- Quan sát hình 2.2, có thể thấy: 

+ Tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày 25 tháng 1 năm 2020.

+ Tờ lịch ghi ngày âm lịch là ngày 1 tháng 1 năm 2020.














- Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo âm lịch.

- Ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam:

+ Âm lịch: tết Nguyên tiêu; tết Hàn thực; tết Đoan ngọ; lễ Vu lan; tết Trung thu…

+ Dương lịch: Quốc tế Lao động (1/5); Quốc khánh (2/9)…

- Quan sát sơ đồ hình 2.3: 

+ Trước Công Nguyên là thời điểm trước khi Chúa Giêsu được sinh ra.

+ Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giêsu ra đời.

- Quan sát sơ đồ hình 2.4, có thể thấy: 

+ Mỗi thập kỉ là 10 năm.

+ Mỗi thế kỉ là 100 năm.

+ Mỗi thiên niên kỉ là 1000 năm.



C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài 3. Nguồn gốc loài người

....................................

....................................

....................................

Xem thử Giáo án Sử 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 6 CD

Xem thêm giáo án lớp 6 Cánh diều các môn học hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học