Giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều Bài 2: Thời gian trong lịch sử?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Thông qua bài học, HS nắm được:
- Cách tính thời thời gian trong lịch sử theo dương lịch và âm lịch.
- Cách tính thời gian theo Công lịch và những quy ước gọi thời gian theo chuẩn quốc tế.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng:
- Nêu được một số khái niệm về thời gian trong lịch sử như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch.
- Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.
- Biết đọc, ghi, và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.
- Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian.
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, khoa học trong học tập và trong cuộc sống.
- Biết quý trọng thời gian, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa học cho cuộc sống, sinh hoạt của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.
Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục I SGK Lịch sử và trả lời câu hỏi: ? Quan sát bảng sự kiện trong SGK Lịch sử trang 10 và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau? ? Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? - Qua quan sát bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam, có thể thấy: các sự kiện lịch sử được sắp xếp theo thứ tự trước – sau dựa trên cơ sở: thời gian diễn ra sự kiện + Mốc thời gian nhỏ => sự kiện diễn ra trước => được sắp xếp trước. + Mốc thời gian lớn => sự kiện diễn ra sau => được sắp xếp sau. - Lịch sử loài người gồm nhiều sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muốn dựng lại lịch sử , phải sắp xếp tất cả các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian |
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV yêu cẩu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh, sơ đồ trong mục I SGK Lịch sử và trả lời câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là âm lịch? Dương lịch? ?Quan sát hình 2.2 và cho biết tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày nào, ngày âm lịch là ngày nào?
? Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam hiện nay ? Dựa vào sơ đồ hình 2.3, hãy giải thích khái niệm trước Công nguyên và Công Nguyên? ? Quan sát sơ đồ hình 2.4, hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ là bao nhiêu năm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
II. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào? - Khái niệm âm lịch, dương lịch: + Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. + Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. - Quan sát hình 2.2, có thể thấy: + Tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày 25 tháng 1 năm 2020. + Tờ lịch ghi ngày âm lịch là ngày 1 tháng 1 năm 2020. - Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo âm lịch. - Ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam: + Âm lịch: tết Nguyên tiêu; tết Hàn thực; tết Đoan ngọ; lễ Vu lan; tết Trung thu… + Dương lịch: Quốc tế Lao động (1/5); Quốc khánh (2/9)… - Quan sát sơ đồ hình 2.3: + Trước Công Nguyên là thời điểm trước khi Chúa Giêsu được sinh ra. + Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giêsu ra đời. - Quan sát sơ đồ hình 2.4, có thể thấy: + Mỗi thập kỉ là 10 năm. + Mỗi thế kỉ là 100 năm. + Mỗi thiên niên kỉ là 1000 năm. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài 3. Nguồn gốc loài người
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)