Giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua bài học, HS nắm được: mối liên hệ giữa khu vực Đông Nam Á với thế giới bên ngoài từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

2. Năng lực

* Năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: 

- Trình bày được con đường giao thương trên biển ở khu vực Đông Nam Á.

- Hiểu được ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với sự phát triển của lịch sử khu vực trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên.

- Phân tích được những tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hoá đối với khu vực trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên.

- Xác định được chủ quyền Biển Đông thuộc về vương quốc nào ngày xưa và quốc gia nào ngày nay.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: từ sự thật lịch sử về con đường giao thương và giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á, giáo dục chủ quyển biển đảo cho HS.

- Nhân ái: giáo dục tinh thần chia sẻ giữa các nền văn hoá (học hỏi, hoà nhập, không thôn tính, không xâm lược).

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Các kênh hình phóng to.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.   KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới:

+ Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, thuyền bè của nhiều nước đã qua lại trên vùng biển Đông Nam Á để buôn bán và trao đổi sản vật. Con đường giao thương trên biển dần hình thành. 

+ Từ giao lưu thương mại dẫn đến giao lưu văn hóa. Quá trình giao lưu văn hóa đã để lại những dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên.

+ Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay

B.  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được : tác động của quá trình giao lưu thương mại tới sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu công nguyên. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại 

- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ 10.1 (trang 49) và trả lời câu hỏi: 


? Các vương quốc cổ Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?

- Những lợi thế được các vương quốc cổ phát huy nhằm phát triển kinh tế là:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán.

+ Nguồn sản vật phong phú, có giá trị cao như: cây hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô, trầm hương…

? Giao lưu thương mại đã dẫn tới những thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu công nguyên?

- Tác động của giao lưu thương mại đến khu vực Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu công nguyên:

+ Tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X.

+ Nhiều khu vực của Đông Nam Á đã trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng. Ví dụ: Lâm Ấp (ở Chăm-pa); Pa-lem-bang (ở Si Vi-giay-a)…

+ Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu.

+ Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa Đông Nam Á với các nền văn hóa khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được : tác động của quá trình giao lưu văn hóa tới các quốc gia Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu công nguyên

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các kênh hình trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Trong khoảng 10 thế kỉ đầu Công nguyên, các nước Đông Nam Á có sự giao lưu, tiếp xúc với những nền văn hóa nào?


- Trong khoảng 10 thế kỉ đầu Công nguyên, các nước Đông Nam Á có sự giao lưu, tiếp xúc với: văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ…

? Giao lưu văn hóa đã tác động như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á?

- Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến nền văn hóa Đông Nam Á:

+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

+ Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình

+ Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi của mình

+ Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ: 

- Học bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Xem trước bài 12. Nước Văn Lang

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học