Giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nêu và nhận xét được những tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của Hy Lạp và La Mã cổ đại.

- Trình bày được tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và La Mã cổ đại.

- Nêu được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại.

2. Năng lực:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Kĩ năng đọc hiểu và phân tích thông tin; Năng lực phân tích tư liệu

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: 

+ Giải thích được những tác động của điểu kiện tự nhiên đến sự phát triển của Hy Lạp và La Mã cổ đại - mức độ hiểu.

+ Trình bày được những đặc trưng nổi bật của tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại - mức độ hiểu.

+ Kể tên được các nhân vật nổi tiếng; Nêu được những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Hy Lạp, La Mã cổ đại còn ảnh hưởng đến thế giới ngày nay - mức độ vận dụng.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: biết cách sử dụng các kiến thức đã học trong bài để giải quyết câu hỏi trong phẩn Luyện tập - Vận dụng.

3. Phẩm chất: 

- Có thái độ trân trọng và đánh giá đúng đắn những cống hiến mang tính tiên phong của người

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án giảng dạy theo phát triển năng lực

- Sách giáo khoa học sinh

- Lược đồ nước Hy Lạp va La Mã cổ đại, hình ảnh minh hoạ.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Chuẩn bị của HS

- Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi và các thiết bị học tập khác theo yêu cầu của giáo viên

- Học sinh đọc trước SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để  trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: “Không có sơ sở của văn minh Hy lạp và La Mã cổ đại thì không có châu Âu hiện đại”. Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh Hy Lạp cổ đại được Ăng-ghen đánh giá cao như vậy? Văn minh Hy Lạp, La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật và đã góp vào văn minh nhân loại những thành tựu gì? Đó là những nội dung trong bài học hôm nay.

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Điều kiện tự nhiên.

a. Mục tiêu: HS biết được các yếu tố về tự nhiên

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

Nhiệm vụ 1: GV treo bản đồ thế giới và bản đồ Hy Lạp, La Mã cổ đại và yêu cầu     HS xác định vị trí của Hy Lạp, La Mã cổ đại trên bản đồ thế giới.

I. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí:

+ Hi Lạp nằm ven biển Địa Trung hải, ở phía Nam bán đảo Ban-căng. Bao gồm: miền lục địa Hy Lạp, miền ven biển Tiểu Á và các đảo trên vùng biển Ê-giê.

+ Nơi khởi phát của La Mã cổ đại là một thành bang nhỏ nằm ở bán đảo I-ta-li-a; đến khoảng thế kỉ II, lãnh thổ La Mã mở rộng ra nhiều khu vực, bao gồm: toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh

Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi:


? Nêu đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Hy Lạp, La Mã cổ đại

- Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp:

+ Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...

+ Địa hình bị chia cắt mạnh bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...

+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.

+ Có nhiều khoáng sản…

- Điều kiện tự nhiên của La mã:

+ Có nhiều đồng bằng lớn, màu mỡ

+ Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió, đảo và quần đảo…

+ Giàu tài nguyên khoáng sản.

? Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?

- Tác động:

+ Nhà nước cổ đại hình thành muộn hơn so với phương Đông. Xu hướng hình thành các tiểu quốc nhỏ (do địa hình bị chia cắt)

+ Thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Tổ chức nhà nước thành bang

a. Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm và bản chất của các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại.

b. Nội dung: GV nên đưa ra hệ thống câu hỏi; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

II. Tổ chức nhà nước thành bang

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi:


? Nhà nước thành bang có đặc điểm như thế nào?

- “Nhà nước thành bang”: là những nhà nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm, xung quanh là vùng đất trống trọt. 

- Trong mỗi thành bang có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng.

- Mỗi thành bang có bộ máy quyến lực riêng, luật pháp riêng và tài chính riêng.

? Vì sao ở Hy Lạp lại hình thành nhiều nhà nước thành bang?

- Nguyên nhân hình thành các nhà nước thành bang:

+ Do địa hình bị chia cắt mạnh mẽ thành nhiều bán đảo, đồng bằng…. nên không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi.

+ Mặt khác, sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp, dân cư tập trung đông đúc lại không cần thiết và chỉ tập trung ở thành thị….

? Đọc đoạn tư liệu trong phần khám phá, em hãy:

- Kể tên các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten.




- Bản chất của nền dân chủ ở A-ten là gì?



- Các tầng lớp xã hội ở A-ten:

+ Quý tộc, chủ nô.

+ Công dân A-ten.

+ Kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư).

+ Nô lệ.

 Bản chất là nền dân chủ chủ nô.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 3. Tìm hiểu mục III. Tổ chức nhà nước đế chế

a. Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm và bản chất của các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại.

b. Nội dung: GV nên đưa ra hệ thống câu hỏi; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

III. Tổ chức nhà nước thành bang

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi:


? Quan sát lược đồ hình 9.2 (trang 43), các hình 9.4, 9.5 và đọc thông tin, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.

Giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

- Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã:

+ Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành thị khác trên bán đảo Italia; chinh phục đất của người Hy Lạp, các quốc gia ven bờ Địa Trung Hải và trở thành một đế chế.

+ Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã; nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ.

+ Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ vai trò của Viện Nguyên Lão được coi trọng.

? Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã có điểm gì khác nhau?

* Điểm khác biệt:

- Cơ quan quyền lực cao nhất:

+ Hy Lạp: Đại hội nhân dân

+ La Mã: quyền lực tập trung trong tay Hòng đế.

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Hy Lạp: hình thành nhiều nhà nước thành bang, mỗi nhà nhà nước có thể chế chính trị khác khau

+ La Mã: phát triển thành một nhà nước đế chế rộng lớn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 4.Tìm hiểu mục IV. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

a. Mục tiêu: HS rút ra được thành tựu từng lĩnh vực văn hoá

b. Nội dung: GV có thể chia nhóm cho HS trình bày từng lĩnh vực văn hoá

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

IV. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Nhiệm vụ 1. GV có thể chia nhóm cho HS trình bày từng lĩnh vực văn hoá của Hy Lạp và La Mã cổ đại

- Lịch pháp học: người Hi Lạp và La Mã biết làm ra lịch (dương lịch).

- Chữ viết:

+ Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái.

+ Người La Mã kế thừa thành tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,...).

- Văn học: phong phú, đa dạng các thể loại. Trong đó nổi bật nhất là: thần thoại.

- Sử học: xuất hiện nhiều nhà sử học lớn và các tác phẩm sử học nổi tiếng.

- Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao.

- Kiến trúc – điêu khác: có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.

Nhiệm vụ 2: GV cho HS thảo luận câu hỏi: Những thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay?

- Một số thành tựu văn hóa của Hi Lạp và La Mã vẫn được sử dụng cho tới ngày nay:

+ Dương lịch.

+ Hệ thống chữ số La-mã; mẫu tự La-tin.

+ Các định lí, định đề khoa học. Ví dụ: Định lí Ta-lét; Định lí P-ta-go; Tiên đề Ơ-cơ-lít…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về 

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; 

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà 

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ

Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Hoàn thành bài tập trong SBT.

+ Đọc trước nội dung bài 10. Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học