Giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều Bài 13: Nước Âu Lạc
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Thông qua bài học, HS nắm được:
- Thời gian thành lập, phạm vi lãnh thổ và tổ chức nhà nước của Âu Lạc
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng:
- Nêu được khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc.
- Xác định được phạm vi không gian của nước Âu Lạc
- Trình bày được tổ chức nhà nước của Âu Lạc.
- Liên hệ được bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của nhà nước Âu Lạc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
3. Phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
- Yêu nước, ghi nhớ công ơn của tổ tiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Các kênh hình phóng to.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.
- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Sự ra đời và tổ chức Nhà nước Âu Lạc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được : thời gian thành lập, phạm vi lãnh thổ chủ yếu và tổ chức nhà nước của Văn Lang.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I, quan sát các kênh hình trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Nêu phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang? ? Kinh đô của nước Âu Lạc thuộc địa phương nào của Việt Nam hiện nay? ? Vẽ sơ đồ Tổ chức nhà nước Âu Lạc - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: ? An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích gì? ? Em hãy nêu điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang? - GV mở rộng kiến thức: Năm 179 TCN. Âu Lạc bị nước Nam Việt, đứng đầu là Triệu Đà xâm lược. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ, khép lại thời đại dựng nước ở Việt Nam. |
I. Sự ra đời và tổ chức Nhà nước Âu Lạc - Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc: + Năm 214 TCN, quân Tần đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt. + Người Lạc Việt và người Âu Việt dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. + Năm 208 TCN, sau thắng lợi của kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương; đổi tên nước thành Âu Lạc. - Địa bàn chủ yếu của nhà nước Âu Lạc thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay. - Kinh đô của Âu Lạc ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). - Sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc: - An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích: phòng thủ, bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm. - Điểm mới: + Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước. + Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết và nhận xét được : đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I, quan sát các kênh hình trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Quan sát các hình từ 13.4 đến 13.6 và đọc thông tin, hãy cho biết những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc. ? Sự tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc được biểu hiện như thế nào? |
II. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc - Những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc: + Nông nghiệp: gieo trồng các loại lúa, rau củ, quả. + Thủ công nghiệp: luyện kim, đúc dồng, làm gốm… - Đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc: + Ngoài đồ ăn quen thuộc, cư dân Âu Lạc còn ăn nhiều loại quả như: chuối, cam.. + Làm muối, mắm cá... + Dệt vải từ sợi đay, tơ tằm. + Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình bằng gốm, đồng, tre, nứa… phong phú hơn - Đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc: + Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. + Nhiều lễ hội: hội ngày mùa, hội đấu vật, đua thuyền… được tổ chức hằng năm. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Xem trước bài 14. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của việt nam thời bắc thuộc
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)