Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1)(3 đề)

Dưới đây là danh sách Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1)(3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi môn Hóa học 10.

Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 - Tự luận) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 - Trắc nghiệm) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 1)?

A. X và Z có cùng số khối.

B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.

C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.

D. X và Y có cùng số nơtron.

Câu 2. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 18.       B. 23.       C. 17.       D. 15.

Câu 3. Cho cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 4, nhóm VIIIB.       B. chu kì 4, nhóm VIIIA.

C. chu kì 3, nhóm VIB.       D. chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 4. Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là

A. N, P, O, F.       B. P, N, F, O.

C. N, P, F, O.       D. P, N, O, F.

Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là

A. 27,27%.       B. 40,00%.       C. 60,00%.       D. 50,00%.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được

Câu 7. Nguyên tử X và Y có hiệu số nguyên tử lần lượt là 19 và 15. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X và Y đều là phi kim.

B. X là 1 phi kim còn Y là 1 kim loại.

C. X là kim loại còn Y là phi kim .

D. X và Y đều là kim loại

Câu 8. Phát biểu sau đây là sai?

A. Số nguyên tố trong chu kì 2 và 3 lần lượt là 8 và 18.

B. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

C. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

D. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

Câu 9. Các hạt cấu tạo nên nguyên tử là

A. electron, proton.

C. nơtron, electron.

B. proton, nơtron.

D. electron, proton, nơtron.

Câu 10. Số electron tối đa phân bố trên lớp thứ 3 trong vỏ nguyên tử là

A. 16.       B. 32.       C. 50.       D. 18.

Câu 1. Chọn A

A đúng vì X và Z có cùng số khối là 26

B sai vì X và Z có số proton khác nhau nên không phải là đồng vị của cùng một nguyên tố.

C sai vì X là nhôm còn Y là sắt.

D sai vì X có 13 nơtron còn Y có 29 nơtron.

Câu 2. Chọn C

Gọi số hạt proton, nơtron, electron trong X lần lượt là p, n, e.

Ta có: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 1)

Vậy số hiệu nguyên tố của X là 17.

Câu 3. Chọn A

Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d64s2

Vậy X ở chu kỳ 4 do có 4 lớp electron, nhóm VIIIB do có 8 electron hóa trị, nguyên tố d.

Câu 4. Chọn D

F có tính phi kim mạnh nhất → Loại B và C.

N và P thuộc cùng một nhóm, zN < zP nên tính phi kim của N > P → Loại A.

Câu 5. Chọn B

Công thức hợp chất khí là XH2

Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 1) Vậy X là lưu huỳnh (S).

Công thức oxit cao nhất là SO3

Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 1)

Câu 6. Chọn C

C sai vì trong một chu kỳ , bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim.

Câu 7. Chọn C

Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p64s1

→ X là kim loại vì có 1e ở lớp ngoài cùng.

Cấu hình electron nguyên tử của Y là 1s22s22p63s23p3

→ Y là phi kim vì có 5e ở lớp ngoài cùng.

Câu 8. Chọn A

A sai vì Số nguyên tố trong chu kì 2 và 3 đều là 8.

Câu 9. Chọn D

Các hạt cấu tạo nên nguyên tử là electron, proton, nơtron.

Câu 10. Chọn D

Số electron tôí đa trên lớp thứ 3 là 2.32 = 18.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 - Trắc nghiệm) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

Câu 1. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là

A. nơtron và proton.       B. proton.       C. electron.       D. nơtron.

Câu 2. Ion có 18 electron và 16 proton mang điện tích là

A. 16+.       B. 2−.       C. 18−.       D. 2+.

Câu 3. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 2)

A. 19.       B. 28.       C. 30.       D. 32.

Câu 4. Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau

a) 1s22s1       b) 1s22s22p5       c) 1s22s22p63s23p1

d) 1s22s22p63s2       e) 1s22s22p63s23p4

Cấu hình của các nguyên tố phi kim là

A. a, b.       B. b, c.       C. c, d.       D. b, e.

Câu 5. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên

với 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu. Thành phần trăm theo số nguyên tử của 65Cu là

A. 23,7%.       B. 76,3%.       C. 72,7%.       D. 27,3%.

Câu 6. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối A của nguyên tử X là

A. 52.       B. 48.       C. 56.       D. 54.

Câu 7. Số nguyên tố thuộc chu kỳ 3 là

A. 8.       B. 18.       C. 32.       D. 50.

Câu 8. Cho nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17, vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là

A. Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA.       B. Ô số 17, chu kì 3, nhóm IA.

C. Ô số 17, chu kì 4, nhóm IIA.        D. Ô số 17, chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 9. Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì

A. phi kim mạnh nhất là iot.

B. kim loại mạnh nhất là liti.

C. phi kim mạnh nhất là flo.

D. kim loại yếu nhất là xesi.

Câu 10. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Công thức oxit cao nhất của R là

A. RO3.       B. R2O7.       C. R2O3.       D. R2O.

Câu 1. D

Trong nguyên tử hạt không mang điện là nơtron.

Câu 2. B

Hạt electron nhiều hơn hạt proton là 2 hạt. Vậy electron mang điện tích 2-.

Câu 3. B

Số hạt p = e = 9, số n = A-p = 19 – 9 = 10.

Tổng số hạt p + n + e = 9 + 9 + 10 = 28.

Câu 4. D

Nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố phi kim.

a) 1e lớp ngoài cùng

b) 7e lớp ngoài cùng

c) 3e lớp ngoài cùng

d) 2e lớp ngoài cùng

e) 6e lớp ngoài cùng

Vậy b và e là cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố phi kim.

Câu 5. D

Ta có, gọi % của đồng vị 63Cu = x, thì % đồng vị 65Cu = 100-x

Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 2)

Vậy %65Cu là 27,3%.

Câu 6. C

Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.

Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong 1 nguyên tử nguyên tố X là 82:

p + e + n = 82 hay 2p + n = 82 (do p = e) (1)

Số hạt mang điện (p và e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) là 22 hạt:

(p+e) – n = 22 hay 2p – n = 22 (2)

Giải (1), (2) ta có p = e = 26; n = 30

Số khối của X là A = z + n = p + n = 56.

Câu 7. A

Các chu kì 3 là chu kì nhỏ, có 8 nguyên tố trong chu kì 3.

Câu 8. A

Cấu hình electron nguyên tử X : [Ne] 3s23p5

X thuộc ô 17 do có z = 17, chu kỳ 3 do có 3 lớp electron, nhóm VIIA do 7 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố p.

Câu 9. C

Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì trong một chu kỳ các nguyên tố thuộc nhóm VIIA có tính phi kim mạnh nhất. Xét trong nhóm VIIA thì nguyên tố đứng đầu nhóm sẽ có tính phi kim mạnh nhất. Vậy Flo có tính phi kim mạnh nhất.

Câu 10. B

R thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng. Trong công thức oxit cao nhất của R, R có hóa trị VII.

Vậy công thức oxit cao nhất của R là R2O7.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 - Trắc nghiệm) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

Câu 1. Chọn đáp án đúng: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là

A. proton và nơtron.       B. electron và proton.

C. electron , proton và nơtron.       D. nơtron và electron.

Câu 2. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong 1 nguyên tử nguyên tố X là

155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. X là nguyên tố nào dưới đây?

A. 29Cu.       B. 47Ag.       C. 26Fe.       D. 13Al.

Câu 3. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết

A. số khối A.       B. số hiệu nguyên tử Z.

C. nguyên tử khối của nguyên tử.       D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z.

Câu 4. Các ion và nguyên tử: Ne, Na+, F có điểm chung là

A. có cùng số khối.       B. có cùng số electron.

C. có cùng số proton.       D. có cùng số nơtron.

Câu 5. Số proton, số electron, số notron trong ion Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 3)lần lượt là

A. 26, 26, 30.       B. 26, 28, 30.

C. 26, 28, 30.       D. 26, 24, 30.

Câu 6. Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị có % về số nguyên tử tương ứng là Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 3) (99,63%) và Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 3) (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là

A. 14,7.       B. 14,0.       C. 14,4.       D. 13,7.

Câu 7. Nguyên tố Z thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxit ứng với hóa trị cao nhất của Z có công thức hóa học ZO3. Công thức hợp chất khí của Z với H là

A. ZH2.       B. ZH6.       C. ZH3.       D. ZH4.

Câu 8. Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA có 60% oxi về khối lượng. Nguyên tố R và công thức oxit cao nhất là

A. SO2.       B. SO3.       C. PO3.       D. SeO3.

Câu 9. Hai nguyên tố X,Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì thuộc bảng tuần hoàn có tổng điện tích dương trong hạt nhân là 25. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là (biết Zx < Zy)

A. X chu kì 3, nhóm IIA, Y chu kì 2, nhóm IIIA.

B. X chu kì 3, nhóm IIA, Y chu kì 3, nhóm IIIA.

C. X chu kì 2, nhóm IIIA, Y chu kì 3 nhóm IIIA.

D. tất cả đều sai.

Câu 10. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C.

Câu 1. A

Hạt nhân của các nguyên tử đều được cấu tạo nên từ hai loại hạt: Proton và nơtron (trừ nguyên tử Hidro).

Câu 2. B

Gọi số hạt proton, nơtron và electron lần lượt là p, n và e.

Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong 1 nguyên tử nguyên tố X là 155:

p + e + n = 155 hay 2p + n = 155 (do p = e) (1)

Số hạt mang điện (p và e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) là 33 hạt

(p+e) – n = 33 hay 2p – n = 33 (2)

Giải (1), (2) ta có p = e = 47. Vậy X là Ag.

Câu 3. D

Kí hiệu nguyên tử cho biết số khối A và số hiệu nguyên tử Z.

Câu 4. B

Cấu hình electron của Ne, Na+, F- : 1s22s22p6

Vậy các ion và nguyên tử này có cùng số electron.

Câu 5. D

Fe2+ có số p = 26, Số n = A – z = 56 – 26 = 30.

Số e = 26 – 2 = 24.

Câu 6. B

Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 3)

Câu 7. A

Hóa trị của Z trong oxit cao nhất là VI, nên hóa trị của Z trong hợp chất khí với H là II. Công thức hợp chất khí của Z với H là ZH2.

Câu 8. B

R thuộc nhóm VIA nên oxit cao nhất là RO3

Theo bài ta có: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 3)

→ MR= 32. Vậy R là Lưu huỳnh (S). Công thức oxit cao nhất là : SO3.

Câu 9. B

Theo bài ra Zx + 1 = ZY và ZX + Zy= 25 . Vậy Zx = 12 và Zy = 13.

Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s2 ,X ở chu kì 3, nhóm IIA.

Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p1 ,Y ở chu kì 3 nhóm IIIA

Câu 10. D

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 - Trắc nghiệm) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

Câu 1. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4)

A. 19.       B. 28.       C. 30.       D. 32.

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Số khối bằng tổng số hạt proton và electron.

B. Số khối là số nguyên.

C. Số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron.

D. Số khối kí hiệu là A.

Câu 3. Phân lớp 3d có số electron tối đa là

A. 6.       B. 18.       C. 10.       D. 14.

Câu 4. Trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị bền là Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4)Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4). Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Phần trăm số nguyên tử của 2 đồng vị trên lần lượt là

A. 98,9% và 1,1%.       B. 49,5% và 51,5%.

C. 99,8% và 0,2%.       D. 75% và 25%.

Câu 5. Tổng số hạt proton (p), nơtron (n) và electron (e) trong nguyên tử của 1 nguyên tố là 21. Nguyên tố là

A. Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4).       B. Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4).       C. Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4).       D. Tất cả đều sai.

Câu 6. Trong thành phần của mọi nguyên tử nhất thiết phải có các loại hạt nào sau đây ?

A. Proton và nơtron.       B. Proton và electron.

C. Nơtron và electron.       D. Proton, nơtron, electron.

Câu 7. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là

A. 3 và 3.       B. 4 và 3.       C. 4 và 4.       D. 3 và 4.

Câu 8. anion X2- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Nguyên tử nguyên tố X thuộc

A. Chu kỳ 3 nhóm VIA.

B. Chu kỳ 3 nhóm VIIIA.

C. Chu kỳ 4 nhóm IIA.

D. Chu kỳ 4 nhóm VIA.

Câu 9. Nguyên tố Z đứng ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:

(1) Z có độ âm điện lớn.

(2) Z là một phi kim mạnh.

(3) Z có thể tạo thành ion bền có dạng Z+.

(4) Oxit cao nhất của Z có công thức hóa học Z2O5.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

Câu 10. Các nguyên tố trong cùng chu kì có cùng

A. Số electron lớp ngoài cùng.

B. Khối lượng nguyên tử.

C. Điện tích hạt nhân.

D. Số lớp electron.

Câu 1. B

Số hạt p = e = 9, số n = A - z = A - p = 19 – 9 = 10.

Tổng số hạt p + n + e = 28.

Câu 2. A

Số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron.

Câu 3. C

Số electron tối đa trên phân lớp s là 2, phân lớp p là 6, phân lớp d là 10,phân lớp f là 14.

Câu 4. A

Gọi % số nguyên tử của đồng vị Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4) là x %, thì % số nguyên tử của đồng vị C là 100 – x (%).

Ta có

Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4)

Câu 5. C

Với các nguyên tử bền, ta có Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4)

2p + n = 21 => n = 21 – 2p, thay vào (1) ta có

Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1 - Đề 4)

→ 6 ≤ P ≤ 7.

Với p = 6 → n = 9 → A = 15 (không có đáp án phù hợp).

Với p = 7 → n = 7 → A = 14 (đáp án C).

Câu 6. B

Nguyên tử trung hòa về điện nên thành phần nguyên tử nhất thiết phải có cả proton và electron.

Nguyên tử hiđro không có hạt nơtron.

Câu 7. D

Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kỳ nhỏ và 4 chu kỳ lớn.

Câu 8. A

Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4

X thuộc chu kì 3 (3 lớp electron), nhóm VIA (6 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố p).

Câu 9. B

Cấu hình electron nguyên tử của Z là: 1s22s22p63s23p5

Vậy Z thuộc nhóm VIIA → Z có độ âm điện lớn, là phi kim mạnh.

Z có thể nhận 1 electron tạo thành ion Z-, oxit cao nhất của Z có công thức là Z2O7.

Câu 10. D

Các nguyên tố trong cùng chu kì có cùng số lớp electron.

Xem thêm đề thi Hóa học 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học