Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 5 có đáp án, cực hay



Để học tốt Lịch Sử lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 5 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi các đề kiểm tra Sử 10 tương ứng.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 5 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: (0.5 điểm). Đông Nam Á từ lâu được coi là một khu vực địa lí-lịch sử văn hóa riêng biệt và còn được gọi là khu vực gì ?

A. « Châu Á gió mùa ».

B. « Châu Á thức tỉnh »

C. « Châu Á lục địa »

D. « Châu Á bùng cháy ».

Câu 2: (0,5 điểm). Các quốc gia cổ đại Đông Nam Á được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian nào ?

A. Khoảng đầu công nguyên đến thế kỉ XVII.

B. Khoảng những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên.

C. Khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

D. Khoảng những thế kỉ tiếp giáp trước và sau Công nguyên.

Câu 3: (0,5 điểm). Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là chịu ảnh hưởng của :

A. Khí hậu gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới

B. Khí hậu nhiệt đới.

D. Khí hậu hàn đới

Câu 4 : (0,5 điểm). Vì sao Đông Nam Á được coi là khu vực có quá trình chuyển biến từ vượn thành người ?

A. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết hóa thạch ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

B. Vượn người đã được hình thành sớm ở các nước Đông Nam Á.

C. Người tinh khôn xuất hiện rất sớm ở Đông Nam Á.

D. Tìm thấy công cụ của Người tối cổ ở Đông Nam Á.

Câu 5 : (0,5 điểm). Loài vượn khổng lồ được các nhà khảo cổ học phát hiện ở nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á.

A. Việt Nam.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Phi-lip-pin.

Câu 6: (0,5 điểm). Tại Việt Nam các nhà khoa học đã phát hiện ra những di cốt và những công cụ đồ đá của Người tối cổ ở vùng nào?

A. Thẩm khuyến, Thẩm hai, núi Đọ

B. Sa Huỳnh – Quảng Ngãi

C. Ở đồng bằng sông Hồng

D. Ở đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7 (3 điểm). Hãy trình bày và phân tích điều kiện hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.

Câu 8 (3 điểm). Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A A A A B A

Câu 7:

    - Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người; địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

    - Quá trình chuyển biến từ vượn thành người đã diễn ra ở Đông Nam Á:

        + người tối cổ thời kỳ đồ đá cũ.

        + Người tinh khôn thời kỳ đồ đá cũ hậu kỳ.

    - Điều kiện kinh tế: Sự phát triển các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số ngành thủ công truyền thống.

    - Sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam á còn gắn liền với tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hóa ấn Độ.

    - Trong khoảng 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển.

Câu 8 :

* Thuận lợi:

    - Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm.

    - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của cong người: địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

* Khó khăn:

    - Đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế không đồng đều.

    - Do địa bàn phân tán bởi nhiều đảo, bán đảo nhỏ nên mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á còn khó khăn dễ gây ra xung đột và chiến tranh.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 5 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1: (0.5 điểm). Vào giai đoạn nào ở Đông Nam Á đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp trồng rau sang nông nghiệp trồng lúa nước ?

A. Thời sơ kì đá mới.

B. Thời trung kì đá mới.

C. Thời hậu kì đá mới.

D. Thời sơ kì đồ sắt.

Câu 2 : (0,5 điểm). Đồ đồng được sử dụng ở Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào ?

A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN.

B. Khoảng thiên kỉ II TCN.

C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN.

D. Khoảng thiên kỉ IV TCN.

Câu 3 : (0,5 điểm). Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu nước ?

A. Có 12 nước

B. Có 10 nước

C. Có 11 nước

D. Có 8 nước.

Câu 4 : (0,5 điểm). Các quốc gia Đông Nam Á được hình thành vào thời gian nào ?

A. Khoảng từ thế kỉ VII đến đầu thế kỉ X.

B. Khoảng từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X.

C. Khoảng từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ X.

D. Khoảng từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X.

Câu 5 : (0,5 điểm). Đặc điểm nổi bật của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á là gì?

A. Mỗi vương quốc đều có phong tục tập quán riêng.

B. Mỗi vương quốc đều có nền văn hóa riêng.

C. Mỗi vương quốc đều có nguồn gốc riêng.

D. Mỗi dân tộc đều lấy một dân tộc đa số làm nòng cốt.

Câu 6 : (0,5 điểm). Nối một nội dung ở cột A cho phù hợp với nội dung ở cột B sau đây:

A B

1. Mô-gô-pa-hit

2. Ăng-co

3. Đại việt

4. Su-khô-thay, A-út-thay-a

5. Lan-xang

6. Gia-va

A. Việt Nam

B. Thái Lan

C. In-đô-nê-xi-a

D. Cam-pu-chia

E. Lào

Câu 7 (3 điểm). Nêu một số nét tiêu biểu về thời kỳ hình thành các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á?

Câu 8 (4 điểm). Thời kỳ phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C B C B D

Nối 1 với C. Nối 2 với D

Nối 3 với A. Nối 4 với B.

Nối 5 với E. Nối 6 với C.

Câu 7 :

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X là thời kỳ hình thành các quốc gia phong kiến ở Đông nam Á. Đây là giai đoạn các nước nhỏ hình thành theo địa vực tự nhiên hợp nhất lại theo tộc người, hình thành các quốc gia phong kiến và bước đầu phát triển trong những thế kỷ X-XIII.

   - Vương quốc Ăng cơ của người Cam pu chia ở vùng Cò rạt (Đông bắc thái lan) thế kỷ IX mở rộng trung hạ lưu sông Mê Nam, Đông Bắc bán đảo Ma Lai.

   - Vương quốc Pa – gan của người Miến ở lưu vực sông I-ra-oa-đi (1057-1283).

   - Vương quốc của người Inđônêxia hình thành từ năm 907, mở rộng và thống nhất hai đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra.

Trong quá trình xác lập vương quốc “dân tộc”, mỗi tộc người đều khẳng định chỗ đứng của mình nên không thể tách khỏi những cuộc xung đột. Cuối cùng mỗi vương quốc được xác lập đều là một quốc gia có một tộc người đa số làm nòng cốt dựa trên nền kinh tế và văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Câu 8 :

   - Thế kỷ XIII Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam; lập ra một quốc gia nhỏ. Đến đầu thế kỷ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lào lùm, lập vương quốc Lan Xang giữa thế kỷ XIX.

   - Sau khi chiến thắng quân mông cổ một số quốc gia bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỷ XVIII.

   - Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

      + Về kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

      + Về văn hóa: Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “Quốc gia dân tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 5 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1 : (0.5 điểm). Điền vào chỗ trống câu sau đây : « Khu đền Ăng-cơ Vát và Ăng-cơ Thơm Cam-pu-chia, Thạt Luống ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của ………, vừa có nét độc đáo riêng của dân tộc, là những di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng thế giới ».

A. Trung Quốc

B. Thái Lan

C. Ấn Độ

D. In-đô-nê-xi-a

Câu 2 : (0,5 điểm). Vào thời gian nào các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái ?

A. Khoảng nửa sau thế kỉ XVI.

B. Khoảng nửa sau thế kỉ XVII.

C. Khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

D. Khoảng nửa sau thế kỉ XVIII

Câu 3 : (0,5 điểm). Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á bắt nguồn từ đâu ?

A. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm.

B. Từ ngay trong lòng chế độ phong kiến ở mỗi quốc gia.

C. Từ sự chia rẽ các tộc người ở Đông Nam Á.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 4 : (0,5 điểm). Nhân tố nào là nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định, dẫn tới sự suy sụp của các Vương quốc ở Đông Nam Á ?

A. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

B. Phong trào khởi nghĩa của nông dân.

C. Sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á.

D. Sự nổi dậy của các cát cứ, địa phương ở từng nước.

Câu 5 : (0,5 điểm). Nối sự kiện ở cột A cho phù hợp với cột B sau đây:

Các nước xâm lược Các nước Đông Nam Á bị xâm lược
1. Bồ Đào Nha A. Phi-lip-pin
2. Anh B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
3. Tây Ban Nha C. Phi-lip-pin, Ma-lac-ca
4. Pháp D. Miến Điện, Xiêm
5. Hà Lan E. Phi-lip-pin, Việt Nam, Lào
6. Mĩ G. In-dô-nê-xi-a

Câu 6 : (0,5 điểm). Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau đây:

TT Nội dung Đúng Sai
1 Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một số tộc người phát triển nhất làm nòng cốt.
2 Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ khoảng nửa đầu thế kỉ X đến thế kỷ XVIII.
3 Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII …………
4 Vương quốc Su-khô-thay là vương quốc của người Thái.
5 Vương quốc Lan Xang là vương quốc của người Lào được lập nên ở lưu vực sông Mê Công.
6 Từ nửa sau thế kỉ XVII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái.

Câu 7 (3,5 điểm). Thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?

Câu 8 (3,5 điểm). Quá trình chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á đã diễn ra như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 12 3 4 5 6
Đáp án C D B A

Nối 1 với C. Nối 2 với D

Nối 3 với A. Nối 4 với B.

Nối 5 với G. Nối 6 với E.

1:Đ.2:S;3:S;4:Đ;5:Đ;6:S

Câu 7 :

   - Thời gian: Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

   - Nguyên nhân:

      + Nền kinh tế phong kiến trở nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

      + Chính quyền phong kiến chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất nước, nhất là công tác thủy lợi mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

   - Biểu hiện của suy thoái:

      + Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dần dần suy thoái.

      + Mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia.

      + Sự đầu hàng dần dần trước sự xâm nhập của các nước thực dân phương Tây.

Câu 8 :

   - Năm 1511 Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca-cửa ngõ vùng biển Đông Nam Á mở đầu quá trình xâm lược của các nước thực dân vào khu vực này.

   - Tiếp đó Tây Ban Nha, Hà LAn cũng lập những thương điểm của mình ở Gia-các-ta và vùng phụ cận. Thực dân Anh đánh chiếm miến Điện rồi xâm lược vào xiêm.

   - Từ giữa thế kỷ XVIII, Pháp dòm ngó, sau đó đến cuối thế kỷ XIX xâm lược 3 nước Đông Dương, Philippin bị Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ xâm chiếm.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 5 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1 : (0,5 điểm). Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Vào khoảng thế kỉ III

B. Vào khoảng thế kỉ IV

C. Vào khoảng thế kỉ V

D. Vào khoảng thế kỉ VI

Câu 2 : (0,5 điểm). Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn được gọi là thời kì gì?

A. Thời kì thịnh đạt

B. Thời kì Ăng-co

C. Thời kì hoàng kim

D. Thời kì Bay-on

Câu 3 : (0,5 điểm). Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á?

A. Khoảng thế kỉ XI – XII

B. Khoảng thế kỉ X – XI

C. Khoảng thế kỉ X – XII

D. Khoảng thế kỉ XIII

Câu 4 : (0,5 điểm). Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?

A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.

B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.

C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biên Hồ.

D. Phía Tây Bắc Biên Hồ là vùng đất của Cham-pa phải trả lại.

Câu 5 : (0,5 điểm). Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu tượng của tôn giáo nào?

A. Phật giáo

B. Nho giáo

C. Ấn Độ giáo

D. Là sự hóa quyền giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Câu 6 : (0,5 điểm). Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau đây:

TT Nội dung Đúng Sai
1 Người Khơ-me là một bộ phận cư dân Đông Nam Á cổ, sống trên lãnh thổ Cam-pu-chia trước đây.
2 Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành.
3 Công trình kiến trúc nổi tiếng của Cam-pu-chia là đền Ăng-co được xây dựng ở Tây Bắc Biên Hồ.
4 Dưới thời Ăng-co, người dân Cam-pu-chia sống chủ yếu bằng nghề thủ công nghiệp.
5 Dưới thời Giay-a-vác-man VII, quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Chăm-pa và Đại Việt.
6 Công trình kiến trúc của Cam-pu-chia chịu sự tác động mạnh mẽ của Hin-đu và Phật giáo.

Câu 7 (7 điểm). Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành như thế nào? Những biểu hiện về sự thịnh đạt của Vương quốc Cam-pu-chia? Vì sao gọi Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV là “ Thời kì Ăng-co”?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án DB C B D 1:S.2:Đ;3:Đ;4:S;5:S;6:Đ

Câu 7:

* Vương quốc Cam puchia được hình thành:

   - Ở Cam pu chia, tộc người đa số, chủ yếu là người Khơ me. Địa bàn sinh sống của họ chủ yếu trên cao nguyên Cò rạt. Đến thế kỷ VI, vương quốc của người Khơ me hình thành lấy tên là Cam pu chia.

   - Thời kỳ phát triển của Vương quốc cam pu chia kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV còn gọi là thời kỳ Ăng co.

* Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

   - Kinh tế:

      + nông nghiệp: người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

      + Ngư nghiệp: đánh bắt cá ở Biển Hồ.

      + Thủ công nghiệp: có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.

   - Xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng covat, Ăng co Thom, khu đền Bay-on…

   - Các vua Campu chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài, trong các thế kỷ X-XII, Cam pu chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến nhất Đông Nam Á.

* Gọi vương quốc Cam pu chia từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV là “thời kỳ Ăngco” vì:

   - Kinh đô của vương quốc là Ăng co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.

   - Ở đây, người khơ me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng điển hình là khu tháp Ăng co Vát và Ăng co Thom.

   - Khu đền tháp Ăng co là một cống hiến độc đáo của người Khơ me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

Mục lục Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án theo chương:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học