Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo



Bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Hóa 10 Học kì 1.

Đề cương ôn tập Hóa học 10 Học kì 1 Chân trời sáng tạo có 4 Bài trong đó gồm hai phần: tóm tắt lý thuyết và nội dung ôn tập của các chương:

- Bài 8: 15 câu hỏi trắc nghiệm và 5 bài tập tự luận;

- Bài 9: 20 câu hỏi trắc nghiệm và 6 bài tập tự luận;

- Bài 10: 20 câu hỏi trắc nghiệm và 6 bài tập tự luận;

- Bài 11: 18 câu hỏi trắc nghiệm và 3 bài tập tự luận;

BÀI 8: QUY TẮC OCTET

Phần trắc nghiệm:

Câu 1.Liên kết hóa học là

A. sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.

B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.

D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.

Câu 2. Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như

A. kim loại kiềm gần kề

B. kim loại kiềm thổ gần kề.

C. nguyên tử halogen gần kề.

D. nguyên tử khí hiếm gần kề

Câu 3. Nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet? Chọn phương án đúng.

A. Nhường 6 electron.

B. Nhận 2 electron.

C. Nhường 8 electron.

D. Nhận 6 electron.

Câu 4. Nguyên tử lithium (Z = 3) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet? Chọn phương án đúng.

A. Nhường 1 electron.

B. Nhận 7 electron.

C. Nhường 11 electron.

D. Nhận 1 electron.

Câu 5. Nguyên tử nào sau đây có thể nhường hoặc nhận bốn electron để đạt cấu hình electron bền vững?

A. Silicon.

B. Beryllium.

C. Nitrogen.

D. Selenium.

Câu 6. Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền trong khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hoá học?

A. Chlorine.

B. Sulfur.

C. Oxygen.

D. Hydrogen.

Câu 7. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Fluorine.

B. Oxygen.

C. Hydrogen.

D. Chlorine.

Câu 8. Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 11) phải

A. nhường đi 2 electron.

B. nhường đi 1 electron.

C. nhận thêm 2 electron.

D. nhận thêm 1 electron.

Câu 9. Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách

A. cho đi 2 electron.

B. nhận vào 1 electron.

C. cho đi 3 electron.

D. nhận vào 2 electron.

Câu 10. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?

A. Boron.

B. Potassium.

C. Helium.

D. Fluorine.

................................

................................

................................

BÀI 9: LIÊN KẾT ION

Phần trắc nghiệm:

Câu 1. Khi nguyên tử nhường electron sẽ tạo thành

A.phân tử.

B.ion.

C.cation.

D.anion.

Câu 2:Khi nguyên tử nhận electron sẽ tạo thành

A.phân tử.

B.ion.

C.cation.

D.anion.

Câu 3: Chọn quá trình hình thành ion sodium từ nguyên tử sodium.

A. S + 2e S2-.

B. Na Na+ + 1e.

C. K K+ + 1e .

D. Ca Ca2+ + 2e.

Câu 4: Chọn quá trình hình thành ion potassium từ nguyên tử potassium

A. P + 3e P3-.

B. Li Li+ + 1e.

C. K K+ + 1e.

D. Ba Ba2+ + 2e.

Câu 5: Chọn quá trình hình thành ion oxide từ nguyên tử oxygen

A. O + 2e O2-.

B. O + 2e O2+.

C. O + 2e O-2.

D. S + 2e S2-.

Câu 6: Khi tham gia liên kết, nguyên tử sodium có xu hướng tạo thành ion có điện tích là

A. -1.

B. +3.

C. +2.

D. +1.

Câu 7: Khi tham gia liên kết, nguyên tử chlorine có xu hướng tạo thành ion có điện tích là

A. +1.

B. -3.

C. -2.

D. -1.

Câu 8: Ion nào là ion đơn nguyên tử ?

A. OH-.

B. Cu2+.

C. NH4+.

D. SO32-.

Câu 9: Liên kết được tạo thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu là liên kết

A. ion.

B. kim loại.

C. cộng hóa trị.

D. hydrogen.

Câu 10: Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa

A. cation và anion.

B. các ion mang điện tích dương.

C. electron và hạt nhân nguyên tử.

D. cation và electrong tự do.

................................

................................

................................

BÀI 10: LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị khi

A. 2 ion có điện tích trái dấu tiến gần vào nhau.

B. mỗi nguyên tử góp chung e để tạo nên một hay nhiều cặp e chung.

C. 2 nguyên tử với độ âm điện khác nhau rất lớn tiến gần vào nhau.

D. 2 ion với điện tích trái dấu hút nhau bởi lực hút tĩnh điện.

Câu 2: Liên kết cộng hoá trị tồn tại do

A. các đám mây e.

B. các e hoá trị.

C. các cặp e dùng chung.

D. lực hút tĩnh điện yếu hình thành giữa các nguyên tử.

Câu 3: Cặp nguyên tử nào sau đây tạo hợp chất có liên kết cộng hoá trị?

A. K và Cl.

B. O và Al.

C. Cl và C.

D. F và Li.

Câu 4: Liên kết hoá học xảy ra trong phân tử HCl là

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.

C. Liên kết cộng hoá trị phân cực.

D. Liên kết cho - nhận.

Câu 5: Công thức cấu tạo của H2

A. H–H

B. H=H

C. HH

D. H:H

Câu 6: Công thức cấu tạo của O2

A.O–O

B. O=O

C. OO

D. O::O

Câu 7: Công thức cấu tạo của N2

A.N–N

B. N=N

C. NN

D. N:::N

Câu 8: Công thức cấu tạo của HCl là

A. H–Cl

B. H=Cl

C. HCl

D. H:Cl

Câu 9: Công thức cấu tạo của H2O là

A. H–O–H

B. H–H–O

C. H–H=O

D. H=O=H

Câu 10:CTCT của CO2 là:

A.O–C–O

B. O=C–O

C. O=C=O

D. O=O=C

................................

................................

................................

BÀI 11: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Các nguyên tố nào sau đây thường tạo được liên kết hydrogen?

A. F, Cl, N.

B. F, O, N.

C. O, N, P.

D. S, O, N.

Câu 2: Chất nào sau đây có thể tạo được liên kết hydrogen?

A. C2H6.

B. NaCl.

C. CO2.

D. C2H5OH.

Câu 3: Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen?

A. CH3OH.

B. NH3.

C. CH4.

D. HF.

Câu 4: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

A. CH4.

B. H2O.

C. PH3.

D. H2S.

Câu 5: Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

A. H2S.

B. PH3.

C. HI.

D. CH3OH.

Câu 6: Khí hiếm nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

A. He.

B. Ne.

C. Ar.

D. Xe.

Câu 7: Khí hiếm nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Ne.

B. Xe.

C. Kr.

D. Ar.

Câu 8: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. F2.

B. Cl2.

C. I2.

D. Br2.

Câu 9: Chất nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Cl2.

B. Br2.

C. I2.

D. F2.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tương tác van der Waals?

A. Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.

B. Tương tác van der Waals là lực tương tác mạnh giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.

C. Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các nguyên tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.

D. Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các ion, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.

................................

................................

................................

Xem thêm đề cương Hóa học 10 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học