Công thức lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích bất kì lớp 11 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích bất kì lớp 11 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích bất kì từ đó học tốt môn Vật Lí 11.

1. Công thức

Các bước tìm lực F do các điện tích q1, q2; ... tác dụng lên điện tích q0 như sau: 

Bước 1: Xác định vị trí điểm đặt lực tác dụng của các điện tích (vẽ hình) 

Bước 2: Vẽ hình xác định các lực F10;F20; lần lượt do các điện tích q1, q2; ... tác dụng lên điện tích q0

Bước 3: Tính độ lớn các lực F10;F20;

Bước 4: Từ hình vẽ kết hợp toán học để xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực F

Trường hợp chỉ có 2 điện q1 và q2 tác dụng lực lên điện tích q0 thì ta áp dụng công thức tổng quát sau: F=F102+F202+2.F10.F20.cosα

Một số trường hợp đặc biệt 

Công thức lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích bất kì lớp 11 (hay, chi tiết)

2. Ví dụ

Ví dụ 1. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = - 6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm

A. 5 N.       

B. 0,5 N.

C. 0,05 N.

D. 0,005 N.

Hướng dẫn giải

q1 = 6.10-8 C, q2 = -6.10-8 C, q3 = 6.10-8 C, CA = 0,05m, CB = 0,03 m.

Vì AC + CB = AB nên C nằm trong đoạn AB.

q1, q3 cùng dấu nên F1 là lực đẩy; q2, q3 trái dấu nên F2 là lực hút.

Công thức lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích bất kì lớp 11 (hay, chi tiết)

Trên hình vẽ, ta thấy F1F2 cùng chiều.

Vậy: F cùng chiều F1F2  (hướng từ C đến B).

Độ lớn: F=F1+F2=kq1q3AC2+kq2q3BC2. Thay số được F = 0,05 N

Đáp án đúng là C

Ví dụ 2. Ba điện tích được đặt tại ba điểm cố định trong mặt phẳng tạo thành một tam giác vuông ABC. Chiều dài hai cạnh góc vuông là AB = 4m và BC = 5m. Điện tích tại A là qA=5,0μC, tại B là qB=5,0μC, tại C là qC=4,0μC. Tìm lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích.

Công thức lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích bất kì lớp 11 (hay, chi tiết)

Hướng dẫn giải

Công thức lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích bất kì lớp 11 (hay, chi tiết)

Lực tác dụng lên điện tích tại A: FA=FCA+FBA

Xét tam giác AFCAFA có:

FCA=kqA.qCAB2+BC2=9.1095.106.4.10642+52=4,4.103N

FBA=kqA.qBAB2=9.1095.106.5.10642=0,014N

tanBAC^=BCAB=54BAC^=51,3°

Áp dụng định li cosin và thay số, ta được:

FA=FCA2+FBA2+2FCAFBA.cos(180°51,3°)=1,2.102 N

góc FAAF^BA=17°

Lực tác dụng lên điện tích đặt tại A có độ lớn FA=1,2.102N và có hướng tạo với hướng tây góc 73° lệch về phía nam.

Tính tương tự, ta được tác dụng lên điện tích đặt tại B có độ lớn FB=1,6.102N và có hướng tạo với hướng đông góc 63° lệch về phía bắc.

Lực tác dụng lên điện tích đặt tại C có độ lớn FC=4,7.103N và có hướng tạo với hướng tây góc 36° lệch về phía nam.

3. Bài tập

Câu 1. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = - 6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm.

Đáp án:

Lực F cùng chiều F1F2 (hướng từ C đến B).

Độ lớn: F = 0,05 N

Câu 2: Hai điện tích điểm q1=8108Cq2=3108C đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 3 cm. Đặt điện tích điểm q0=108C tại điểm M là trung điểm của AB. Biết k=9.109Nm2C2, tính lực tĩnh điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q0.

Đáp án: Lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên q0 có phương trùng với đường nối AB và hướng về phía q2. Độ lớn F = 0,044 N.

Câu 3. Tại hai điểm A và B cách nhau 20cm trong không khí, đặt hai điện tích điểm q1 = −3.10−6C, q2 = 8.106C. Xác định độ lớn lực điện trường tác dụng lên điện tích q3 = 2.106C đặt tại C. Biết AC = 12cm, BC = 16cm.

Đáp án: F = 6,76 N

Câu 4. Hai điện tích điểm q1 = 10−8 C và q2 = −3.10−8 C đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 8 cm. Đặt điện tích điểm q = 10−8C tại điểm M trên đường trung trực của đoạn thẳng AB và cách AB một khoảng 3 cm. Lấy k = 9.109 N.m2/C2. Lực điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q có độ lớn là bao nhiêu?

Đáp án: F=12,3.104N.

Câu 5. Trong không khí có ba điện tích điểm dương q1, q2 và q3 (q1 = q2) đặt tại ba điểm A, B và C sao cho tam giác ABC có góc C bằng 750. Lực tác dụng của q1, q2 lên q3F1F2. Hợp lực tác dụng lên q3F. Biết F1 = 7.10−5N, góc hợp bởi FF1 là 450. Độ lớn của F bằng bao nhiêu?

Đáp án: F=1,35.104N.

Câu 6: Hai điện tích điểm bằng nhau q = 2 μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6cm. Một điện tích q1 = q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng x = 4cm. Xác định lực điện tác dụng lên q1.

Đáp án: F = 23,04 N.

Câu 7: Ba điện tích điểm q1 = 2.10-8 C, q2 = q3 = 10-8 C đặt lần lượt tại 3 đỉnh A, B, C của tam giác vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Tính lực điện tác dụng lên q1.

Đáp án: F = 2,3.10-3 N.

Câu 8: Bốn điện tích điểm q1, q2, q3, q4 đặt trong không khí lần lượt tại các đỉnh của một hình vuông ABCD, biết hợp lực điện tác dụng vào q4 ở D có phương AD thì giữa điện tích q2 và q3 liên hệ với nhau như thế nào?

Đáp án: q2 = 22 q3.

Câu 9: Ba điện tích điểm q1 = 8nC, q2 = q3 = - 8nC đặt tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a = 6cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0 = 6 nC đặt ở tâm O của tam giác.

Đáp án: F = 7,2.10-4 N.

Câu 10: Có hai điện tích q1 = + 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là bao nhiêu?

Đáp án: F = 17,28 N.

Xem thêm các bài viết về công thức Vật Lí 11 sách mới hay, chi tiết khác: