Công thức cường độ điện trường lớp 11 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức cường độ điện trường lớp 11 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức cường độ điện trường từ đó học tốt môn Vật Lí 11.

1. Công thức

Công thức cường độ điện trường lớp 11 (hay, chi tiết)

- Cường độ điện trường do điện tích Q sinh ra tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực tại điểm đó. Đây là một đại lượng vecto và được xác định bởi biểu thức: E=Fq

Với F là lực do điện tích Q tác dụng lên một điện tích q đặt tại điểm đó.

Đơn vị cường độ điện trường là vôn trên mét (V/m).

- Độ lớn của cường độ điện trường là: E=Fq

2. Ví dụ

Ví dụ 1. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là

A. 6.105 V/m.

B. 2.104 V/m.

C. 7,2.103 V/m.

D. 3,6.103 V/m.

Hướng dẫn giải

E=kQr2=9.109.1090,052 = 3,6.103 V/m

Đáp án đúng là D

Ví dụ 2. Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 2,4.105 V/m.

B. 1,2 V/m.

C. 1,2.105 V/m.

D. 12.10-6 V/m.

Hướng dẫn giải

E=Fq=6.1025.107 =  1,2.105 V/m

Đáp án đúng là C

3. Bài tập

Câu 1. Đặt một điện tích thử - 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.                     

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.          

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Đáp án đúng là D

Câu 2. Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.                     

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.          

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Đáp án đúng là C

Câu 3. Một điện tích - 2.10-6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

A. 18000 V/m, hướng về phía nó.                

B. 18000 V/m, hướng ra xa nó.

C. 9000 V/m, hướng về phía nó.                  

D. 9000 V/m, hướng ra xa nó.

Đáp án đúng là A

Câu 4. Một điện tích 2.10-6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

A. 18000 V/m, hướng về phía nó.                

B. 18000 V/m, hướng ra xa nó.

C. 9000 V/m, hướng về phía nó.                  

D. 9000 V/m, hướng ra xa nó.

Đáp án đúng là B

Câu 5. Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 2000 V/m theo chiều từ phải sang trái. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao trùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là

A. 2000 V/m, hướng từ trái sang phải.         

B. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, hướng từ phải sang trái.          

D. 1000 V/m hướng từ trái sang phải.

Đáp án đúng là C

Câu 6. Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm Q=21013C. Cường độ điện trường tại một điểm M cách Q một khoảng 2cm có giá trị bằng

A. 2,25 V/m.                                                   

B. 4,5 V/m.                   

C. 2,25.10-4 V/m.                                            

D. 4,5.10-4 V/m.

Đáp án đúng là B

Câu 7. Tính cường độ điện trường do một điện tích điểm +4.10−9C gây ra tại một điểm cách nó 5 cm trong chân không

A. 144 kV/m.        

B. 14,4 kV/v         

C. 288 kV/m.        

D. 28,8 kV/m.

Đáp án đúng là B

Câu 8. Một điện tích điểm Q=2.107C, đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi ε = 2. Vectơ cường độ điện trường do điện tích O gây ra tại điểm B với AB = 7,5cm có

Công thức cường độ điện trường lớp 11 (hay, chi tiết)

A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5. 105 V/m.

B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,6.105 V/m.

C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V/m.

D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 1,6.105 V/m.

Đáp án đúng là B

Câu 9. Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một posiêlectron (+e = +l,6.10−19C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào?

A. 3,3.10−21 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.            

B. 3,2.10−21­­ N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.

C. 3,2.10−17 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.             

D. 3,2.10−17N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Đáp án đúng là C

Câu 10. Một electrong chuyển động với vận tốc ban đầu 2.106 m/s dọc theo một đường sức điện của một điện trường đều được một quãng đường 1 cm thì dừng lại. Điện tích của electron là −1,6.10−19C, khối lượng của electrong là 9,1.10−31kg. Xác định độ lớn cường độ điện trường.

A. 1137,5 V/m.    

B. 144 V/m.         

C. 284 V/m.         

D. 1175,5 V/m.

Đáp án đúng là A

Xem thêm các bài viết về công thức Vật Lí 11 sách mới hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học