Công thức công của lực điện lớp 11 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức công của lực điện lớp 11 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức công của lực điện từ đó học tốt môn Vật Lí 11.

1. Công thức

Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.

2. Ví dụ

Ví dụ 1. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong một điện trường đều 10000 V/m với quãng đường 10 cm là bao nhiêu?

A. 10 J.

B. 0 J.

C. 5 J.

D. 52J.

Hướng dẫn giải

A = qEd = qEscosα = 10.10-3.10000.10.10-2.cos00 = 10 J. 

Đáp án đúng là A

Ví dụ 2. Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 450 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là bao nhiêu?

A. 10 J.

B. 0 J.

C. 5 J.

D. 52J.

Hướng dẫn giải

A = qEd = 10 J

A’ = qEdcosα = A.cosα = 10.cos450 = 52J. 

Đáp án đúng là D

3. Bài tập

Câu 1. Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích trong điện trường đều được tính bằng công thức: A = qEd, trong đó:

A. d là quãng đường đi được của điện tích q.

B. d là độ dịch chuyển của điện tích q.

C. d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương vuông góc với đường sức điện trường.

D. d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương song song với đường sức điện trường.

Đáp án đúng là D

Câu 2. Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào

A. cung đường dịch chuyển.                            

B. điện tích q.

C. điện trường E.                                            

D. vị trí điểm M.

Đáp án đúng là A

Câu 3. Cho một hạt mang điện dương chuyển động từ điểm A đến điểm B, C, D theo các quỹ đạo khác nhau trong điện trường đều như hình vẽ. Gọi A1, A2, A3 lần lượt là công do điện trường sinh ra khi hạt chuyển động trên các quỹ đạo (1), (2), (3). Nhận xét nào sau đây đúng?

Công thức công của lực điện lớp 11 (hay, chi tiết)

A. A1>A3.          

B. A1>A2.          

C. A2>A3.          

D. A3>A1.

Đáp án đúng là D

Câu 4. Một điện tích q chuyển động từ điểm A đến P theo lộ trình như hình vẽ (A → Q → N → P) trong điện trường đều. Đáp án nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích trên từng đoạn đường?

Công thức công của lực điện lớp 11 (hay, chi tiết)

A. AAQ=AQN.                        

B. AAN=ANP.               

C. AAN=AQN.                        

D. AAQ=AAP.

Đáp án đúng là B

Câu 5. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là

A. 25.10-3 J.          

B. 5.10-3 J.  

C. 2,5.10-3 J.         

D. 5.10-4 J. 

Đáp án đúng là C

Câu 6. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 2 mJ.               

B. 1 mJ.      

C. 1000 J.            

D. 2000 J.

Đáp án đúng là A

Câu 7. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

A. -2,5.10-3 J.       

B. -5.10-3 J. 

C. 2,5.10-3 J.         

D. 5.10-3 J. 

Đáp án đúng là A

Câu 8. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 5000 J.            

B. – 5000 J.          

C. 5 mJ.               

D. – 5 mJ.

Đáp án đúng là C

Câu 9. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

A. 200 mJ.           

B. 100 mJ.           

C. 50 mJ.             

D. 150 mJ.

Đáp án đúng là B

Câu 10. Một điện tích q = 5.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.

A. 1,87.10-6 J.       

B. -1,87.10-6 J.      

C. 1,3.10-6 J.

D. -1,3.10-6 J

Đáp án đúng là D

Xem thêm các bài viết về công thức Vật Lí 11 sách mới hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học