Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 6.

Video Giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 26 Tập 1

Giải Toán 6 trang 27 Tập 1

Giải Toán 6 trang 28 Tập 1

Giải Toán 6 trang 29 Tập 1

Bài tập

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính (hay, chi tiết)

I. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc 

Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ (hoặc chỉ có các phép tính nhân và chia), ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. 

Ví dụ: 

36 : 6 . 3 = 6 . 3 = 18 

49 + 12 – 10 = 61 – 10 = 51

+ Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.

Ví dụ:

18 – 4 . 3 : 6 + 15 = 18 – 12 : 6 + 15 = 18 – 2 + 15 = 16 + 15 = 31

+ Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

Lũy thừa → Nhân, chia → Cộng, trừ

Ví dụ:

43 : 8 . 3 – 52 + 6 

= 64 : 8 . 5 – 25 + 6 

= 8 . 5 – 25 + 6 

= 40 – 25 + 6 

= 15 + 6 

= 21 

II. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa dấu ngoặc 

Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.

Ví dụ: 

28 + (36 : 3 – 7) . 5 

= 28 + (12 – 7) . 5 

= 28 + 5 . 5 

= 28 + 25 

= 53

+ Nếu biểu thức chứa các dấu ngoặc ( ), [ ], { } thì thứ tự thực hiện các phép tính như sau: ( ) → [ ] → { }

Ví dụ: 

40 + {6 . [(12 + 28) : 4 + 7] – 2 . 5}

= 40 + {6 . [40 : 4 + 7] – 2 . 5}

= 40 + {6 . [10 + 7] – 2 . 5}

= 40 + {6 . 17 – 2 . 5}

= 40 + {102 – 10}

= 40 + 92 

= 132


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính (có đáp án)

I. Nhận biết 

Câu 1: Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ (hoặc chỉ có phép tính nhân và chia), ta thực hiện: 

A. cộng trước rồi đến trừ

B. nhân trước rồi đến chia

C. theo thứ tự từ trái sang phải

D. theo thứ tự từ phải sang trái

Câu 2: Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện theo thứ tự nào? 

A. Cộng và trừ trước, rồi đến nhân và chia

B. Nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ

C. Theo thứ tự từ trái sang phải

D. Theo thứ tự từ phải sang trái

Câu 3: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?

A. Cộng và trừ → Nhân và chia → Lũy thừa

B. Nhân và chia → Lũy thừa → Cộng và trừ

C. Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây đúng với biểu thức có dấu ngoặc?

A. [ ] → ( ) → {}

B. ( ) → [ ] → {}

C. {} → [ ] → ( )

D. [ ] → {} → ( )

Câu 5: Kết quả của phép tính 3 . 2 + 4 + 5 – 7 + 10 là 

A. 36 

B. 26

C. 18 

D.

Câu 6: Tính giá trị của biểu thức: 12 . 6 – 8 : 2 

A. 68

B. 32

C. 86

D. 23

Câu 7: Kết quả của biểu thức 3 . 103 + 2 . 102 – 5 . 10 là:

A. 27 350 

B. 0

C. 80

D. 3 150

Câu 8: Kết quả của phép tính 24 – 50 : 25 + 13 . 7 là:

A. 100     

B. 95     

C. 105     

D. 80


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác