Toán lớp 6 Cánh diều Bài 10: Số nguyên tố Hợp số

Video Giải Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 10.

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 41 Tập 1

Giải Toán 6 trang 42 Tập 1

Bài tập

Giải Toán 6 trang 43 Tập 1

Có thể em chưa biết (trang 43)

Bài giảng: Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số - Cánh diều - Cô Vương Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố Hợp số (hay, chi tiết)

• Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

• Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Lưu ý: 

+ Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.

+ Để chứng tỏ số tự nhiên a lớn hơn 1 là hợp số, ta chỉ cần tìm một ước của a khác 1 và khác a.

Ví dụ: 

+ Số 7 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 7. 

+ Số 10 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 10, nó còn ít nhất 1 ước nữa là 2. 

Lưu ý: Nếu số nguyên tố p là ước của số tự nhiên a thì p được gọi là ước nguyên tố của a.

Ví dụ: 

Số 39 có các ước là 1, 3, 13, 39, trong đó 3 và 13 là số nguyên tố. Vậy các ước nguyên tố của 39 là 3 và 13. 

+ Số 17 là số nguyên tố. Vậy ước nguyên tố của 17 là 17. 

Nhận xét: Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và đó là số nguyên tố chẵn duy nhất. 


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố Hợp số (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1: Số nguyên tố có mấy ước?

A.

B. 1

C. 2

D. nhiều hơn 2

Câu 2: Hợp số là

A. số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó

B. số tự nhiên có nhiều hơn 2 ước

C. số tự nhiên có 4 ước

D. số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước

Câu 3: Khẳng định nào sau đây sai?

A. 0 và 1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.

B. Cho số a > 1, a có 2 ước thì a là hợp số.

C. 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.

D. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước 1 và chính nó.

Câu 4: Cho các số sau: 13, 18, 19, 21. Có bao nhiêu số nguyên tố trong các số trên. 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Số nào dưới đây là hợp số?

A.

B. 7

C. 53

D. 28

II. Thông hiểu

Câu 1: Khẳng định nào sau đây đúng?

A. A = {0; 1} là tập hợp số nguyên tố

B. A = {3; 5} là tập hợp số nguyên tố

C. A = {1; 3; 5} là tập hợp các hợp số

D. A = {7; 8} là tập hợp các hợp số

Câu 2: Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố.

A. 15 – 5 + 3     

B. 7 . 2 + 1     

C. 14 . 6 : 4     

D. 6 . 4 – 12 . 2

Câu 3: Cho các số 21; 71; 77; 101. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

A. Số 21 là hợp số, các số còn lại là số nguyên tố

B. Có hai số nguyên tố và hai số là hợp số trong các số trên

C. Chỉ có một số nguyên tố, còn lại là hợp số

D. Không có số nguyên tố nào trong các số trên

Câu 4: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố

B. Mọi số nguyên tố đều là số lẻ

C. Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố

D. Số 1 không là số nguyên tố


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác