Toán lớp 6 Cánh diều Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Video Giải Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 4.

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 76 Tập 1

Giải Toán 6 trang 77 Tập 1

Giải Toán 6 trang 78 Tập 1

Bài tập

Giải Toán 6 trang 79 Tập 1

Có thể em chưa biết (trang 79)

Bài giảng: Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc - sách Cánh diều - Cô Vương Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc (hay, chi tiết)

I. Phép trừ số nguyên 

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b: 

a – b = a + (– b).

Chú ý: Phép trừ trong không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong luôn thực hiện được.

Ví dụ: (– 10) – 15 = (– 10) + (– 15) = – (10 + 15) = – 25

            6 – 18 = 6 + (– 18) = – (18 – 6) = – 12

II. Quy tắc dấu ngoặc 

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

a + (b + c) = a + b + c

a + (b – c) = a + b – c.

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.

a – (b + c) = a – b – c

a – (b – c) = a – b + c.

Ví dụ: Tính (– 147) – (13 – 47). 

Ta có: 

 (– 147) – (13 – 47) 

= (– 147) – 13 + 47                 (quy tắc dấu ngoặc)

= (– 147) + 47 – 13                 (tính chất giao hoán)

= [(– 147) + 47] – 13              (tính chất kết hợp)

= [– (147 – 47)] – 13

= (– 100) – 13 

= (– 100) + (– 13) 

= – (100 + 13) 

= – 113. 


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1: Kết quả của phép tính 23 – 17 là:

A. – 40     

B. – 6     

C. 40     

D. 6

Câu 2: Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:

A. – 3

B. 3

C. – 7

D. 7

Câu 3: Tính 125 – 200

A. – 75     

B. 75     

C. – 85     

D. 85

Câu 4: Kết quả của phép tính (– 98) + 8 + 12 + 98 là:

A. 0     

B. 4     

C. 10     

D. 20

Câu 5: Tổng a – (b – c – d) bằng:

A. a – b – c – d

B. a + b – c – d

C. a – b + c + d

D. a + b + c + d

Câu 6: Nếu a + c = b + c thì:

A. a = b     

B. a < b     

C. a > b     

D. Cả A, B, C đều sai.

II. Thông hiểu          

Câu 1: Chọn câu đúng:

A. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = 20     

B. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = – 20

C. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = 30     

D. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = – 10

Câu 2: Kết quả của phép tính 898 – 1 008 là:

A. Số nguyên âm     

B. Số nguyên dương     

C. Số lớn hơn 3     

D. Số 0


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác