Toán lớp 6 Cánh diều Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất

Video Giải Toán 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 13.

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 53 Tập 1

Giải Toán 6 trang 54 Tập 1

Giải Toán 6 trang 55 Tập 1

Giải Toán 6 trang 56 Tập 1

Giải Toán 6 trang 57 Tập 1

Bài tập

Giải Toán 6 trang 58 Tập 1

Có thể em chưa biết (trang 58)

Bài giảng: Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất - Cánh diều - Cô Vương Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất (hay, chi tiết)

I. Bội chung và bội chung nhỏ nhất

1. Bội chung: Số tự nhiên n được gọi là bội chung của hai số a và b nếu n vừa là bội của a vừa là bội của b.

Quy ước: Viết tắt bội chung là BC. 

Kí hiệu: Tập hợp các bội chung của a và b là BC(a, b). 

Ví dụ: Các bội của 2 là: 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12,…

Các bội của 3 là: 0, 3, 6, 9, 12,…

Các bội chung của 2 và 3 là: 0, 6, 12, … 

Vậy BC(2, 3) = {0; 6; 12; …} . 

Chú ý: Số tự nhiên n được gọi là bội chung của ba số a, b, c nếu n là bội của cả ba số a, b, c. Ta kí hiệu: Tập hợp các bội chung của a, b, c là BC(a, b, c).

Ví dụ: 20 chia hết cho 2 nên 20 là bội của 2, 20 chia hết cho 4 nên 20 là bội của 4, 20 chia hết cho 5 nên 20 là bội của 5. Do đó 20 là một bội chung của ba số 2, 4, 5. 

2. Bội chung nhỏ nhất: Số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của a và b được gọi là bội chung nhỏ nhất của a và b.

Quy ước: Viết tắt bội chung nhỏ nhất là BCNN.

Kí hiệu: bội chung nhỏ nhất của a và b là BCNN(a, b).

Ví dụ: Ta có các bội chung của 2 và 3 là: 0, 6, 12,… Số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của 2 và 3 là 6 nên 6 là bội chung nhỏ nhất của 2 và 3. 

Vậy BCNN(2, 3) = 6. 

Chú ý: 

+ Số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của ba số a, b, c được gọi là bội chung nhỏ nhất của ba số a, b, c.

+ Kí hiệu: bội chung nhỏ nhất của a, b, c là BCNN(a, b, c).

+ Bội chung nhỏ nhất của hai số nguyên tố cùng nhau bằng tích của hai số đó. 

Ví dụ: 5 và 8 là hai số nguyên tố cùng nhau nên BCNN(5, 8) = 5 . 8 = 40. 

3. Tìm bội chung thông qua BCNN

+ Bội chung của nhiều số là bội của bội chung nhỏ nhất của chúng.

+ Để tìm bội chung của nhiều số, ta có thể lấy bội chung nhỏ nhất của chúng lần lượt nhân với 0, 1, 2, …

Ví dụ: Biết BCNN(a, b) = 30. Tìm tất cả các số có hai chữ số là bội chung của a và b.

Lời giải:

Vì bội chung của a và b đều là bội của BCNN(a, b) = 30 nên tất cả các số có hai chữ số là bội chung của a và b là: 30, 60, 90.

II. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố 

Các bước tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và các thừa số nguyên tố riêng

Bước 3: Với mỗi thừa số nguyên tố chung và riêng, ta chọn lũy thừa với số mũ lớn nhất

Bước 4: Lấy tích của các lũy thừa đã chọn, ta nhận được bội chung nhỏ nhất cần tìm.

Ví dụ: Tìm BCNN(40, 48).

Lời giải:

Ta có: 40 = 23 . 5; 48 = 24 . 3

Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng của 40 và 48, đó là 2, 3, 5.

Số mũ lớn nhất của 2 là 4; Số mũ lớn nhất của 3 là 1; Số mũ lớn nhất của 5 là 1.

Vậy BCNN(40, 48) = 2 . 3 . 5 = 240.

Chú ý: Nếu   thì BCNN(a, b) = a. Chẳng hạn: BCNN(48, 16) = 48.

III. Ứng dụng bội cung nhỏ nhất vào cộng, trừ các phân số không cùng mẫu

Để tính tổng (hoặc hiệu) hai hay nhiều phân số không cùng mẫu, ta có thể làm như sau:

+ Quy đồng mẫu số hai phân số bằng cách chọn mẫu chung là BCNN của các mẫu. 

+ Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu).

+ Sau khi nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng, ta cộng (trừ) hai hay nhiều phân số có cùng mẫu. 

Ví dụ: Thực hiện phép tính:

Lý thuyết Toán 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều 

Lời giải:

BCNN(32, 24, 48) = 96

96 : 32 = 3; 96 : 24 = 4; 96 : 48 = 2

Lý thuyết Toán 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1: Số x là bội chung của số a và số b nếu:

A.x vừa là bội của a vừa là bội của b

B.x là bội của a nhưng không là bội của b

C.x là bội của b nhưng không là bội của a

D.x không là bội của cả a và b

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

Nếu 50 ⁝ a và 50 ⁝ b thì 50 là …….. của a và b. 

A. ước chung

B. bội chung

C. bội chung nhỏ nhất

D. ước chung lớn nhất

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm. 

Nếu 20 là số tự nhiên nhỏ nhất mà 20 ⁝ a và 20 ⁝ b thì 20 là …….. của a và b. 

A. ước chung

B. bội chung

C. bội chung nhỏ nhất

D. ước chung lớn nhất

Câu 4: Sắp xếp các bước dưới đây để được các bước đúng để tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. 

1. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và các thừa số nguyên tố riêng

2. Với mỗi thừa số nguyên tố chung và riêng, ta chọn lũy thừa với số mũ lớn nhất

3. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

4. Lấy tích của các lũy thừa đã chọn, ta nhận được bội chung nhỏ nhất cần tìm

A. 1 – 2 – 3 – 4 

B. 2 – 1 – 3 – 4 

C. 4 – 3 – 1 – 2 

D. 3 – 1 – 2 – 4  

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

Bội chung của nhiều số là …. của bội chung nhỏ nhất của chúng. 

A. bội 

B. ước

C. bội chung

D. ước chung

Câu 6: BCNN(60, 108) là:

A. 12

B. 108

C. 60

D. 540

Câu 7: Số x gọi là bội chung của a, b, c nếu:

A. x ⁝ a hoặc x ⁝ b hoặc x ⁝ c     

B. x ⁝ a và x ⁝ b

C. x ⁝ b và x ⁝ c     

D. x ⁝ a và x ⁝ b và x ⁝ c


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác