Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên

Video Giải Toán 6 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 6.

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 84 Tập 1

Giải Toán 6 trang 85 Tập 1

Giải Toán 6 trang 86 Tập 1

Bài tập

Giải Toán 6 trang 87 Tập 1

Bài giảng: Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên - sách Cánh diều - Cô Vương Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên (hay, chi tiết)

I. Phép chia hết hai số nguyên khác dấu 

Để chia hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3. Thêm dấu “–” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.

Ví dụ: (– 24) : 4 = – (24 : 4) = – 6 

           45 : (– 9) = – (45 : 9) = – 5 

II. Phép chia hết hai số nguyên cùng dấu 

1. Phép chia hết hai số nguyên dương

Phép chia hết của một số nguyên dương cho một số nguyên dương là phép chia hết hai số tự nhiên với số chia khác 0. 

Ví dụ: 32 : 8 = 4; 10 : 2 = 5; …

2. Phép chia hết hai số nguyên âm 

Để chia hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước mỗi số

Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có thương cần tìm.

Ví dụ: (– 12) : (– 3) = 12 : 3 = 4

           (– 100) : (– 20) = 100 : 20 = 5 

Chú ý:

• Cách nhận biết dấu của thương:

(+)  : (+) → (+)

(–) : (–) → (+)

(+) : (–) → (–)

(–) : (+) → (–)

• Thứ tự thực hiện các phép tính với số nguyên (trong biểu thức không chứa dấu ngoặc hoặc có chứa dấu ngoặc) cũng giống như thứ tự thực hiện các phép tính với số tự nhiên.

III. Quan hệ chia hết 

Cho hai số nguyên a, b với . Nếu có số nguyên q sao cho a = b . q thì ta nói:

• a chia hết cho b;

• a là bội của b;

• b là ước của a.


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1: Kết quả của phép tính (– 15) : 5 là:

A. 3

B.

C. – 3

D. – 5 

Câu 2: Tính: (– 66) : (– 11) ta được kết quả là:

A.

B. 11

C. – 6 

D. – 11

Câu 3: Kết quả của phép tính 65 : (– 13) là:

A. – 13

B. 13

C.

D. – 5

Câu 4: Cho a, b là các số nguyên và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì:

A. a là ước của b     

B. b là ước của a

C. a là bội của b     

D. Cả B, C đều đúng

Câu 5: Chọn khẳng định sai.

A. Nếu a là bội của b thì – a cũng là bội của b 

B. Nếu b là ước của a thì – b cũng là ước của a

C. Nếu a là bội của b thì b là ước của a

D. Nếu a là bội của b thì b không là ước của a

Câu 6: Chọn khẳng định sai.

A. Số 0 là bội của mọi số nguyên.

B. Các số -1 và 1 là ước của mọi số nguyên

C. Nếu a chia hết cho b thì a cũng chia hết cho bội của b.

D. Số 0 không là ước của bất kì số nguyên nào.

II. Thông hiểu

Câu 1: Các bội của 6 là:

A. – 6; 6; 0; 23; – 23     

B. 132; – 132; 16

C. – 1; 1; 6; – 6     

D. 0; 6; – 6; 12; –12; ...

Câu 2: Tập hợp các ước của – 8 là:

A. A = {1; – 1; 2; – 2; 4; – 4; 8; – 8}     

B. A = {0; ± 1; ± 2; ± 4; ± 8}

C. A = {1; 2; 4; 8}     

D. A = {0; 1; 2; 4; 8}


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác