Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng các số nguyên

Video Giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 3.

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 70 Tập 1

Giải Toán 6 trang 71 Tập 1

Giải Toán 6 trang 72 Tập 1

Giải Toán 6 trang 73 Tập 1

Bài tập

Giải Toán 6 trang 74 Tập 1

Giải Toán 6 trang 75 Tập 1

Bài giảng: Bài 3: Phép cộng các số nguyên - sách Cánh diều - Cô Vương Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên (hay, chi tiết)

I. Phép cộng hai số nguyên cùng dấu 

1. Phép cộng hai số nguyên dương 

Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0. 

Ví dụ: 7 + 5 = 12

2. Phép cộng hai số nguyên âm

Để cộng hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ đấu “–” trước mỗi số

Bước 2. Tính tổng của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3. Thêm dấu “–” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Ví dụ: (– 80) + (– 6) = – (80 + 6) = – 86

Chú ý: 

+ Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.

+ Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

II. Phép cộng hai số nguyên khác dấu 

Để cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn

Bước 3. Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Ví dụ: (– 6) + 3 = – (6 – 3) = – 3

Chú ý: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

Chẳng hạn, – 7 và 7 là hai số nguyên đối nhau, ta có: (– 7) + 7 = 0. 

III. Tính chất của phép cộng các số nguyên 

Phép cộng các số nguyên có các tính chất sau:

+ Giao hoán: a + b = b + a;

+ Kết hợp: (a + b) + c = a + ( b + c);

+ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a;

+ Cộng với số đối: a + (– a) = (– a) + a = 0.

Ví dụ: Tính: a) 51 + (– 97) + 49;                   b) 65 + (– 42) + (– 65).

Lời giải:

a) 51 + (– 97) + 49 

= 51 + 49 + (– 97)       (tính chất giao hoán)

= (51 + 49) + (– 97)    (tính chất kết hợp)

= 100 + (– 97) 

= 100 – 97 

= 3. 

b) 65 + (– 42) + (– 65) 

= 65 + (– 65) + (– 42)                         (tính chất giao hoán) 

= [65 + (– 65)] + (– 42)                      (tính chất kết hợp)

= 0 + (– 42)                                         (cộng với số đối)

= – 42.                                     (cộng với số 0)


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên (có đáp án)

I. Nhận biết 

Câu 1: Kết quả của phép tính 25 + 15 là:

A. 40     

B. 10     

C. 50     

D. 30

Câu 2: Kết quả của phép tính (– 100) + (– 50) là:

A. – 50     

B. 50     

C. 150     

D. – 150

Câu 3: Tổng của hai số – 313 và – 211 là:

A. 534.     

B. 524     

C. – 524     

D. – 534

Câu 4: Tổng của – 161 và – 810 là:

A. – 971

B. 971

C. – 649

D. 649

Câu 5: Kết quả của phép tính (– 50) + 30 là:

A. – 20     

B. 20     

C. – 30     

D. 80

Câu 6: Số nguyên nào dưới dây là kết quả của phép tính 52 + (– 122)?

A. – 70     

B. 70     

C. 60     

D. – 60

Câu 7: Tính (– 909) + 909.

A. 1818     

B. 1     

C. 0     

D. – 1818

Câu 8: Phép cộng các số nguyên có tính chất nào sau đây:

A. Giao hoán     

B. Kết hợp

C. Cộng với số 0     

D. Tất cả các đáp án trên


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác