15 Bài tập Tập hợp (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 10

Với 15 bài tập trắc nghiệm Tập hợp Toán lớp 10 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 10.

Câu 1. Để chỉ phần tử a thuộc tập số A, ta kí hiệu như thế nào?

A. a ∈ A;

B. a ∋ A;

C. A ∉ a;

D. a ⊂ A.

Câu 2. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. Mỗi tập hợp phải chứa ít nhất một phần tử;

B. Phần tử a không thuộc tập A kí hiệu là a ∈ A;

C. Tập hợp rỗng là con của mọi tập hợp;

D. Tập hợp không thể có vô số phần tử.

Câu 3. Người ta thường kí hiệu tập hợp số như thế nào?

A. ℕ là tập hợp các số tự nhiên, ℤ là tập hợp các số thực, ℝ là tập hợp các số nguyên;

B. ℕ là tập hợp các số nguyên, ℤ là tập hợp các số thực, ℝ là tập hợp các số tự nhiên;

C. ℕ là tập hợp các số thực, ℤ là tập hợp các số tự nhiên, ℝ là tập hợp các số nguyên;

D. ℕ là tập hợp các số tự nhiên, ℤ là tập hợp các số nguyên, ℝ là tập hợp các số thực.

Câu 4. Có mấy cách xác định tập hợp?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 5. Cách viết tập hợp nào đúng trong các cách viết sau để xác định tập hợp A các ước dương của 12:

A. A = {1; 2; 3; 4; 6; 12};

B. A = {1; 3; 4; 6; 12};

C. A = {x| x ∈ ℤ, x là ước của 12};

D. A = {x| x ∈ ℝ, x là ước của 12}.

Câu 6. Số phần tử của tập hợp A xác định bởi A = {x| x ∈ ℕ, x ⋮ 5 và x < 40} là:

A. 5;

B. 6;

C. 7;

D. 8.

Câu 7. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào bằng nhau:

A. A = {0; 2; 4; 6; 8}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 2 và x < 12};

B. A = {x| x ∈ ℕ, x ⋮ 2 và 2< x < 6}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 4 và 1 < x < 5};

C. A = {2; 4; 6; 8}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 2 và x < 10};

D. A = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 3 và x < 12}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 4 và x < 12}.

Câu 8. Cách kí hiệu tập con nào sau đây là đúng:

A. A ⊂ B;

B. B ∈ A;

C. S ∋ A;

D. M ∈ N.

Câu 9. Giữa các tập số quen thuộc, quan hệ bao hàm nào sau đây là đúng:

A. ℕ ⊂ ℝ ⊂ ℚ ⊂ ℤ;

B. ℕ ⊂ ℚ ⊂ ℤ ⊂ ℝ;

C. ℤ ⊂ ℕ ⊂ ℚ ⊂ ℝ;

D. ℕ ⊂ ℤ ⊂ ℚ ⊂ ℝ.

Câu 10. Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau:

A. Nếu A ⊂ B và B ⊂ C thì A ⊂ C;

B. Nếu A ⊂ B và A ⊂ C thì B ⊂ C;

C. Nếu A ⊂ C và B ⊂ C thì A = B;

D. Nếu A ⊂ C và B ⊂ C thì A = C.

Câu 11. Tất cả các tập con của tập hợp B = {x| x ∈ ℕ, x < 3}:

A. {0}, {1}, {2};

B. {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2};

C. {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}; {0; 1; 2};

D. {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}; {0; 1; 2}; ∅.

Câu 12. Cách biểu diễn nào sau đây đúng cho tập số [‒5; 5]:

A.

15 Bài tập Tập hợp (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 10

B.

15 Bài tập Tập hợp (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 10

C.

15 Bài tập Tập hợp (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 10

D.

15 Bài tập Tập hợp (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 10

Câu 13. Trong các tập hợp sau đây, tập hợp nào không phải là con của tập hợp A với A = {x | x ∈ ℕ, x ⋮ 4 và x < 20}

A. {0; 1; 2; 3; 4};

B. {0; 4; 8; 12; 16};

C. {4; 8; 12; 16};

D. {0; 4; 8; 16}.

Câu 14. Trong các tập hợp sau đây, tập hợp nào bằng tập hợp M = ℝ\(-∞; 2):

A. A = (‒∞; - 2);

B. B = (‒∞; 2);

C. C = (2; +∞);

D. D = [2; +∞).

Câu 15. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Tập hợp các số tự nhiên là tập con của tập số thực;

B. Tập hợp A có 1 phần tử thì A có 2 tập hợp con;

C. Tập hợp A là tập con của tập hợp B nếu mọi phần tử thuộc tập B đều thuộc tập A;

D. Nếu E là tập hợp hữu hạn thì số phần tử của E kí hiệu là n(E).

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác