Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Địa Lí (cả nước, có lời giải)

Bài viết tổng hợp đề thi thử môn Địa Lí 2024 tốt nghiệp THPT từ các Trường / Sở trên cả nước. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lí 2024.

Xem thử Đề thi thử Địa 2024 Xem thử Đề Địa theo đề tham khảo

Chỉ từ 400k mua trọn bộ đề thi thử Địa Lí năm 2024 của các Trường/Sở trên cả nước hoặc bộ đề thi Địa Lí biên soạn theo đề tham khảo bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử Đề thi thử Địa 2024 Xem thử Đề Địa theo đề tham khảo

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT (LẦN 1)

(Đề thi có ____ trang)

KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024

Bài thi: KHXH; Môn thi: ĐỊA

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề



Mã đề thi:……

Họ, tên thí sinh: .....................................................................


Số báo danh: .........................................................................


Câu 1: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là

A. lãnh hải. B. thềm lục địa. C. đặc quyền kinh tế. D. tiếp giáp lãnh hải.

Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh nguyên nhân chủ yếu do?

A. Địa hình thấp, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, không có đê điều bao bọc.

B. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng, nhiều ô trũng ngập nước, có đê ngăn lũ.

C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, địa hình chia cắt, có hệ thống đê ngăn lũ.

D. Có nhiều vùng trũng rộng lớn, tập trung đông dân cư, không có đê bao bọc.

Câu 3: Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có

A. cảng nước sâu và đầm phá ven biển. B. nhiều dầu mỏ và các ngư trường lớn.

C. nhiệt độ cao và số giờ nắng nhiều. D. lượng mưa lớn và phân mùa sâu.

Câu 4: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển

A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Xích đạo. D. Ôn đới.

Câu 5: Đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển miền Trung nước ta chủ yếu chịu tác động của các nhân tố

A. sóng biển, thủy triều, mạng lưới sông, các dãy núi đâm ngang ra biển.

B. hình dạng lãnh thổ, địa hình núi, mạng lưới sông, sóng biển mài mòn.

C. thềm lục địa hẹp, dòng biển theo mùa, triều cường, lượng phù sa sông.

D. sông ngòi, biển, vùng núi liền kề, các vận động kiến tạo và con người.

Câu 6: Nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên có

A. gió Mậu dịch thổi quanh năm. B. các dãy núi hướng vòng cung.

C. thảm thực vật giàu sức sống. D. lượng mưa phân bố theo mùa.

Câu 7: Nước ta có thuận lợi rất lớn để xây dựng đường hàng hải và hàng không quốc tế là do

A. gần các vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và cửa ngõ ra biển của nhiều nước.

B. tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là khoáng sản và thủy sản ở biển Đông.

C. gần đường hàng hải, đường hàng không quốc tế và cửa ngõ ra biển của nhiều nước.

D. gần đường di lưu, di cư của các luồng sinh vật và cửa ngõ ra biển của nhiều nước.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là

A. tác động chia cắt của dòng chảy đối với các bậc thềm phù sa cổ.

B. tác động của sóng biển, của thủy triều và các hoạt động kiến tạo.

C. vận động nâng lên và hạ xuống của địa hình trong Tân kiến tạo.

D. hiện tượng uốn nếp trên nền badan diễn ra trong thời gian dài.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang địa chất khoáng sản, cho biết địa điểm nào sau đây có quặng crôm?

A. Cổ Định. B. Tùng Bá. C. Phong Thổ. D. Tĩnh Túc.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

(Đơn vị: °C)

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình

tháng I

Nhiệt độ trung bình

tháng VII

Nhiệt độ trung bình

năm

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Vinh

17,6

29,6

23,9

Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa li 12, NXB Giáo dục và Đào tạo, năm 2008)

Dựa vào bảng số liệu trên, biên độ nhiệt theo thứ tự giảm dần là

A. Huế, Vinh, Quy Nhơn, Lạng Sơn, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

B. Vinh, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Lạng Sơn, Hà Nội, Huế.

C. Lạng Sơn, Hà Nội, Vinh, Huế, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh.

D. TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Vinh, Huế, Hà Nội, Lạng Sơn.

Câu 11: Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở

A. khu vực phía Nam của vùng. B. thượng nguồn sông Chảy.

C. giáp biên giới Việt - Trung. D. khu vực trung tâm của vùng.

Câu 12: Vùng nội thủy nước ta

A. nằm ở phía trong đường cơ sở. B. là phần nằm ngầm ở dưới biển.

C. kề với vùng tiếp giáp lãnh hải. D. nằm liền kề vùng biển quốc tế.

Câu 13: Cho biểu đồ:

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Địa Lí (cả nước, có lời giải)

(Số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi tổng sản phẩm trong nước năm 2021 so với năm 2015 của một số quốc gia trên?

A. Ma-lai-xi-a tăng chậm hơn Mi-an-ma. B. Phi-lip-pin tăng ít hơn Ma-lai-xi-a.

C. Mai-lai-xi-a tăng nhiều hơn Mi-an-ma. D. Mi-an-ma tăng nhanh hơn Phi-lip-pin.

Câu 14: Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ

A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. nằm giữa hai lục địa Á-Âu và Ô-xtrây-li-a.

C. trong năm thủy triều biến động theo mùa. D. bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo.

Câu 15: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam.

B. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam.

C. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây.

D. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, cho biết vườn quốc gia nào

sau đây nằm ở trên đảo?

A. Mũi Cà Mau. B. Côn Đảo. C. Kon Ka Kinh. D. Núi Chúa.

Câu 17: Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có

A. khí hậu xích đạo, nhiệt độ cao, ẩm dồi dào, gió hoạt động theo mùa.

B. bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và độ muối khá lớn.

C. dải hội tụ, bão, áp thấp nhiệt đới, dòng hải lưu, nhiều rừng ngập mặn.

D. khí hậu nhiệt đới, mưa theo mùa, sinh vật biển đa dạng và phong phú.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết địa điểm nào sau đây có nhiệt độ trung bình tháng 1 cao nhất?

A. Hà Nội. B. Lũng Cú. C. Huế. D. Hà Tiên.

Câu 19: Cho bảng số liệu

SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 – 2021

(Đơn vị: Triệu người)

Năm

2015

2017

2019

2021

Thành thị

30,9

31,9

33,8

36,6

Nông thôn

61,3

62,4

62,7

61,9

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2015 – 2021, các dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp?

A. Đường, tròn, cột. B. Tròn, đường, miền.

C. Miền, cột, tròn. D. Cột, đường, miền.

Câu 20: Hệ sinh thái ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do

A. tác động của con người, thềm lục địa sâu và địa hình độc đáo.

B. khí hậu nóng ẩm, sinh vật phong phú, thiên nhiên phân hóa.

C. có nhiều rừng ngập mặn, tác động của nội lực và thủy triều.

D. có các bãi triều lớn, dạng địa hình và sinh vật phong phú.

Câu 21: Cho biểu đồ về bình quân đầu người của Thái Lan và Phi-lip-pin, giai đoạn 2015 - 2021:

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Địa Lí (cả nước, có lời giải)

(Số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sự thay đổi cơ cấu GDP bình quân đầu người của Thái Lan và Phi-lip-pin.

B. Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Thái Lan và Phi-lip-pin.

C. Quy mô và cơ cấu GDP bình quân đầu người của Thái Lan và Phi-lip-pin.

D. So sánh quy mô GDP bình quân đầu người của Thái Lan và Phi-lip-pin.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?

A. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. B. Giảm độ lục địa của các vùng đất phía tây.

C. Làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. D. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.

Câu 23: Điểm cực Tây nước ta thuộc tỉnh

A. Lào Cai. B. Lai Châu. C. Sơn La. D. Điện Biên.

Câu 24: Vùng lãnh hải nước ta

A. có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường bờ biển.

B. có chiều rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở.

C. là vùng biển chủ quyền quốc gia trên biển.

D. là vùng nằm ở phía trong đường cơ sở.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta?

A. Biên giới trên đất liền dài hơn đường bờ biển.

B. Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.

C. Nằm ở gần trung tâm bán đảo Đông Dương.

D. Lãnh thổ gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời.

Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hình thể, cho biết Biển Hồ nằm trên cao nguyên nào sau đây?

A. Mơ Nông. B. Kon Tum. C. Pleiku. D. Lâm Viên.

Câu 27: Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2021 (Đơn vị: %):

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Địa Lí (cả nước, có lời giải)

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Thay đổi quy mô GDP. B. Tốc độ tăng trưởng GDP.

C. Chuyển dịch cơ cấu GDP. D. Quy mô và cơ cấu GDP.

Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết đỉnh núi nào sau đây nằm trên cánh cung Đông Triều?

A. Yên Tử. B. Mẫu Sơn. C. Phía Uắc. D. Tam Đảo.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng với địa hình vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta?

A. Sườn đông dốc, sườn tây thoải. B. Có nhiều cao nguyên đá vôi.

C. Hẹp ngang, cao ở hai đầu. D. Có nhiều dãy núi cao đồ sộ.

Câu 30: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho địa hình caxtơ khá phổ biến ở nước ta?

A. Địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật, khí hậu nóng.

B. Khí hậu khô nóng, mưa nhỏ, mất lớp phủ thực vật.

C. Bề mặt đá vôi, khí hậu nóng, mất lớp phủ thực vật.

D. Bề mặt đá vôi, khí hậu nhiệt đới, có lượng mưa lớn.

Câu 31: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước ta tập trung chủ yếu ở vùng ven biển

A. Nam Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Bắc Bộ.

Câu 32: Điểm giống nhau giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là

A. có nhiều dãy núi vòng cung cao nhất cả nước.

B. có ba dải địa hình hướng tây bắc - đông nam.

C. có các thung lũng sông cùng hướng dãy núi.

D. hướng nghiêng địa hình theo chiều đông - tây.

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại đất chính, cho biết đất phù

sa sông tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Dọc sông Tiền, sông Hậu. B. Ven vịnh Thái Lan.

C. Bán đảo Cà Mau. D. Ven biển Đông.

Câu 34: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp do

A. được hình thành sớm và nâng lên trong vận động tạo núi thuộc đại trung sinh.

B. chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn tân kiến tạo.

C. ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ, Himalaya trong đại cổ sinh ở nước ta.

D. trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn tân kiến tạo.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang sông ngòi, cho biết sông Vàm Cỏ Đông thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây?

A. Sông Thu Bồn. B. Sông Đồng Nai. C. Sông Thái Bình. D. Sông Ba.

Câu 36: Cấu trúc địa hình nước ta có đặc điểm là

A. đa dạng, nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam, gồm hai hướng chính.

B. đồi núi cao chiếm chủ yếu, xâm thực mạnh ở đồi núi, bồi tụ nhanh ở hạ lưu.

C. có tính phân bậc theo độ cao, đa dạng, chịu tác động mạnh của con người.

D. đa dạng, đồi núi thấp chiếm chủ yếu, chỉ có núi hướng tây bắc – đông nam.

Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây có cả đường bờ biển và biên giới quốc gia?

A. Lạng Sơn. B. Quảng Ninh. C. Quảng Ngãi. D. Phú Yên.

Câu 38: Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

(Đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm

Hà Nội

1667

989

+678

Huế

2 868

1 000

+1 868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+245

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và Đào tạo, năm 2008)

Theo bảng số liệu, để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường.

Câu 39: Đặc điểm giống nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất đai màu mỡ, giàu phù sa sông, hệ thống kênh rạch chằng chịt.

B. do phù sa biển bồi tụ, đồng bằng chia cắt nhiều ô, địa hình thấp.

C. do phù sa sông bồi đắp, thấp phẳng, nhiều đê ven sông ngăn lũ.

D. rộng, bằng phẳng, thành tạo do phù sa sông trên vịnh biển nông.

Câu 40: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhà nước ta có chủ quyền gì ở vùng đặc quyền kinh tế?

A. Không có chủ quyền gì. B. Một phần về kinh tế.

C. Hoàn toàn về chính trị. D. Hoàn toàn về kinh tế.

7

Đáp án

1.B

2.A

3.C

4.A

5.D

6.C

7.C

8.A

9.A

10.C

11.B

12.A

13.C

14.D

15.B

16.B

17.B

18.D

19.C

20.B

21.D

22.D

23.D

24.C

25.C

26.C

27.D

28.A

29.A

30.D

31.B

32.C

33.A

34.B

35.B

36.A

37.B

38.A

39.D

40.D

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ đề thi thử môn Địa Lí năm 2024 tốt nghiệp THPT của các Trường / Sở trên cả nước. Để mua trọn bộ đề thi thử, mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử Đề thi thử Địa 2024 Xem thử Đề Địa theo đề tham khảo


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học