(Siêu ngắn) Soạn văn 10 Ôn tập học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Bài viết soạn bài Ôn tập học kì 1 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.
Trả lời:
Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):
a. Thần thoại
b. Sử thi
c. Chèo (hoặc tuồng)
d. Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép...)
e. Thơ
Trả lời:
Thể loại văn bản |
Những điểm cần lưu ý |
Thần thoại |
- Khái niệm - Những yếu tố: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật |
Sử thi |
- Khái niệm - Những yếu tố: nhân vật sử thi,cốt truyện sử thi, bối cảnh cũng như không gian, thời gian sử thi,tình cảm, cảm xúc của tác giả. Chú ý tới những kí hiệu trích dẫn và ghi chú |
Chèo (hoặc tuồng) |
- Khái niệm - Những yếu tố: đề tài, tích truyện, cấu trúc lời thoại. Về tuồng còn cần hiểu được phương thức lưu truyền |
Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép) |
- Khái niệm - Những yếu tố: mục đích, quan điểm của người viết cùng các ý trong nội dung văn bản |
Thơ |
- Khái niệm - Những yếu tố: nhịp và cách gieo vần của bài thơ. Hiểu được từ ngữ hình ảnh cũng như chủ thể trữ tình |
Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:
- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi;
- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả. tự sự, biểu cảm.
Trả lời:
Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.
+ Một văn bản thông tin tổng hợp, thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm
Văn bản trình bày về đề tài, chất liệu, sự chế tác tranh công phu và việc lưu giữ, phục chế tranh Đông Hồ. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp văn hóa truyền thống tranh Đông Hồ của dân tộc. Đồng thời, phát huy tinh thần yêu mến, trận trọng tìm hiểu về các tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 4 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển của khoa học ?
Trả lời:
- Có sự tưởng tựợng phong phú, hấp dẫn, hợp lí.
Câu 5 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê) có những điểm gì giống nhau và vì sao có sự giống nhau ấy?
Trả lời:
- Điểm giống nhau:
+ Đều là nhân vật sử thi.
+ Mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của một người anh hùng.
+ Đều hành động vì cộng đồng.
+ Đều mang những ước mơ, khát vọng, lí tưởng cao đẹp.
- Giải thích: Bởi cả hai nhân vật đều là nhân vật sử thi, thuộc thể loại sử thi nên sẽ hội tụ tất cả những đặc điểm vốn có của thể loại văn học này.
Câu 6 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản hay không? Vì sao?
Trả lời:
Không. Nhân vật Đăm Săn càng được tô đậm thêm về vẻ đẹp và tính cách.
Câu 7 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.
Trả lời:
Điểm giống nhau
+ Đề tài: cuộc sống
+ Nhân vật: đều bao gồm những vai như kép, đào, mụ lão. Mang tính ước lệ, tính cách không thay đổi
Điểm khác nhau
Đề tài |
Nhân vật |
|
Chèo cổ |
Xoay quanh vấn đề giáo dục |
Nhân vật thường không gắn kèm nghề nghiệp hay lời xưng danh |
Tuồng đồ |
Lấy từ cuộc sống thôn dã hoặc tích truyện có sẵn Phê phán xã hội |
Nhân vật chính thường có lời xưng danh Các nhân vật đều mang tính chất mỉa mai, châm biếm qua sự hài hước, gây cười |
Câu 8 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).
Trả lời:
– Thị Mầu: một nhân vật để lại ấn tượng khá sâu sắc cho người đọc bởi cá tính mạnh mẽ, đi ngược lại hoàn toàn với những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ truyền thống Việt Nam.
- Thị Hến xuất thân trong một gia đình giàu có, tính cách phóng khoáng, táo bạo và có phần lẳng lơ.
Câu 9 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây.
Trả lời:
- Sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
- Thể hiện tình cảm của tác giả.
Câu 10 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.
Trả lời:
- Thông tin cụ thể, sinh động hơn.
Ví dụ: Trong văn bản thông tin: “Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống’’ người viết đã đưa ra hình ảnh một góc của phòng trưng bày giúp người đọc thêm tin tưởng rằng đúng là nhà hát đã có thêm phòng truyền thống để trưng bà
Câu 11 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần trong văn bản dưới đây:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Trả lời:
+ Chủ thể trữ tình : “Thân em’’, chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
+ Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3
+ Gieo vần ‘’on’’ ở cuối câu 1,2,4
Câu 12 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.
Trả lời:
Mở bài |
Thân bài |
Kết bài |
|
Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận |
Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm Tổng hợp đánh giá nội dung, nghệ thuật.Tình cảm, thái độ của tác giả |
Khẳng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm |
Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm |
Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó |
Khẳng định lại vấnđề cùng thái độ, lập trường của người viết |
Câu 13 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.
Trả lời:
Truyện kể: xác định và phân tích được nội dung cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện
+ Bài thơ: phân tích nhịp điệu, cách gieo vần, chủ thể trữ tình
Câu 14 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.
Trả lời:
Đề a:
Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Câu cá mùa thu
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh
- Bài thơ Câu cá mùa thu: Là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;
+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
2. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
3. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
“ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
“Lâu chẳng được” : Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
5. Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình
III. Kết bài
Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha
Đề b:
Viết văn bản nghị luận về hiện tượng sống ảo.
Trả lời:
1. Mở bài
- Giới thiệu về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
2. Thân bài
a. Giải thích
- Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội.
- Lối sống ấy được giới trẻ thể hiện có phần thái quá, lố bịch.
- Sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại.
b. Thực trạng
- Sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay.
- Các bạn trẻ sống ảo ngày càng nhiều.
- Dành phần lớn quỹ thời gian cho facebook.
- Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh, bình luận dạo,...
- Lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình làm thú vui.
- Có chuyện gì cũng đăng lên facebook.
- Đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm nhằm mục đích câu like, thu hút sự tò mò, hiếu kì của đám đông.
- Trên mạng xã hội có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện thực thì lại thu mình, khép kín.
c. Nguyên nhân
- Muốn thể hiện, khoe khoang bản thân.
- Muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
- Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân.
d. Tác hại
- Tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa.
- Không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại.
- Mất tập trung vào học tập, công việc.
- Có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực.
e. Biện pháp khắc phục
- Sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả.
- Có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã
hội để có cuộc sống ý nghĩa.
- Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi người có lối sống tích cực.
3. Kết bài
- Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hiện tượng sống ảo.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:
- Bài 1: Tạo lập thế giới
- Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng
- Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên
- Bài 4: Những di sản văn hóa
- Bài 5: Nghệ thuật truyền thống
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST