(Siêu ngắn) Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trang 54, 55, 56, 57, 58 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

* Tri thức về kiểu bài:

- Văn bản nghị luận một vấn đề xã hội là kiểu văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.

* Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.

- Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ (khẳng định/ bác bỏ) của người viết, hướng người đọc đến một nhận thức đúng và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vẫn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.

- Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ,

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

- Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức  thuyết phục.

- Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.

Mở bài: nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề.

Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết (trước cách biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu); sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cũng thái độ, lập trường của người viết.

* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo:

Quan niệm về thần tượng

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

Trả lời:

Ngữ liệu đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bố cục đối với một bài về nghị luận xã hội.

Đủ mở bài, thân bài và kết bài.

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?

Trả lời:

Khái niệm đã được giải thích rõ ràng.

Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.

Trả lời:

Người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng khá hợp lý, thuyết phục.

Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.

Trả lời:

- ''Xung quanh này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng..''

- ''Câu trả lời, theo tôi, là phải cả hai''

Bài viết mang tính chủ quan, tạo được sự đồng tình cao.

Câu 5 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?

Trả lời:

- Cần nêu lên quan điểm của cá nhân.

- Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận.

- Cần có hệ thống luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục.

- Luôn phải chú ý thể hiện được đây là quan điểm của bản thân

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:

- Tầm quan trọng của động cơ học tập;

- Ứng xử trên không gian mạng;

- Quan niệm về lòng vị tha;

- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

- Vấn đề mà bạn quan tâm, có hứng thú trong việc trình bày ý kiến.

- Vấn đề quen thuộc, gần gũi với bạn và những người cùng độ tuổi.

- Vấn đề thuận lợi cho bạn trong việc tìm hiểu thực tế, chia sẻ trải nghiệm hay bày tỏ quan điểm, thái độ trong bài viết.

- Vấn đề đang có những ý kiến khác biệt, thậm chí trái ngược nhau.

Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc:

Bạn cần trả lời một số câu hỏi như: Mục đích viết bài này là gì? Người đọc bài viết này có thể là ai?

Đó là cơ sở giúp bạn lựa chọn nội dung, cách viết phù hợp với mục đích viết và đối tượng người đọc.

Thu thập tư liệu:

Để viết được văn bản đáp ứng yêu cầu của đề bài, bạn hãy tự hỏi:

- Vấn đề liên quan đến các khái niệm nào?

- Xung quanh vấn đề nghị luận có những ý kiến, quan niệm khác biệt nào?

- Việc giải quyết vấn đề có ích lợi gì và nên giải thích thế nào?

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý:

Bạn nên tìm ý bằng cách nêu và trả lời một số câu hỏi dưới đây:

Thế nào là hành vi đúng đắn, hợp pháp và ngược lại? Khi mọi người hành xử đúng đắn thì có ích lợi gì cho cộng đồng? có cách nào để tránh được những sai lầm, vi phạm luật pháp trên không gian mạng?

- Cần có ít nhất mấy luận điểm? Sắp xếp luận điểm theo trình tự nào?

- Lí lẽ, bằng chứng nào cần cho mỗi luận điểm?

Lập dàn ý:

Bạn sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân bài theo gợi ý trong mục Yêu cầu đối với kiểu bài (trang 54). Trong đó, cần tập trung phát triển dàn ý phần thân bài.

Bước 3: Viết bài:

- Triển khai dàn ý thành đoạn, thành bài.

- Mỗi luận điểm nên trình bày thành một đoạn với lí lẽ và bằng chứng.

- Trong mỗi đoạn văn, cần có câu chủ đề nêu rõ nội dung luận điểm.

- Về trình tự, có thể đưa lí lẽ trước, bằng chứng sau hoặc nêu lí lẽ đến đâu, đưa bằng chứng đến đấy.

- Dùng các từ ngữ liên kết câu, liên kết đoạn để tạo sự mạch lạc cho bài viết, giúp người đọc dễ theo dõi các ý của bài viết.

Bài mẫu tham khảo:

"Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng". Con người chúng ta sống không chỉ là sống riêng cho bản thân mình mà còn sống vì cộng đồng, xã hội. Con người chính là nhân tố cấu thành nên xã hội, mỗi nhân tố sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với xã hội. Để xã hội ngày một tốt hơn, mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm.

 Sống có trách nhiệm là việc mỗi cá nhân phải biết hoàn thành những công việc, nghĩa vụ mà mình được giao. Có tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng dốc hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Khi phạm lỗi, dám đối mặt với những lỗi lầm mình gây ra, không né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm.

Mỗi người chúng ta cần nên sống có trách nhiệm, vì đó thể hiện lòng tự trọng của mỗi con người. Sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn đặc biệt trong cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay thì việc mỗi người được sinh ra với một sứ mệnh, nhiệm vụ riêng càng cần phải có trách nhiệm.

Việc xác định trách nhiệm của mỗi người là một việc rất quan trọng. Khi còn là một học sinh ta phải xác định được trách nhiệm của mình là học tập thật tốt. Chúng ta cần chú tâm học tập, tìm tòi, khám phá bởi kiến thức không chỉ có trong sách vở mà nó có ở trong cuộc sống thực tế. Có rất nhiều những bài học không có trong sách, đòi hỏi con người phải tự mình trải nghiệm để rút ra bài học, những bài học đó đôi khi phải trả một cái giá rất đắt, nhưng nó giúp chúng ta trưởng thành hơn. Cũng không nên học quá nhiều mà không có chất lượng, học vẹt, học xuông chính những điều đó sẽ giết chết tri thức.

Gia đình là một tế bào của xã hội, muốn xã hội tốt đẹp thì mỗi tế bào cần trở lên tốt đẹp. Gia đình chính là nền tảng nuôi dưỡng tư cách đạo đức cá nhân, có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ và hành động của mỗi người. Đối với gia đình phải là một người con có trách nhiệm với cha mẹ, lễ phép "kính trên nhường dưới" là một tiêu chuẩn quan trọng trong mối quan hệ gia đình Đối với đất nước, ta phải có trách nhiệm sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho cộng đồng.

Chúng ta không thể sống tách biệt được với cộng đồng, mỗi chúng ta cần phải tự ý thức được việc phải tham gia hoà mình vào tập thể, để trải nghiệm những cái tốt đẹp rút ra bài học cuộc sống cho bản thân.

Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy để đất nước ngày càng phát triển, chúng ta cần có trách nhiệm với chính nơi mình sinh sống. Những trách nhiệm đó không quá cần to lớn, chúng tới từ những hành động nhỏ nhất như không xả rác, không hút thuốc, giữ gìn vệ sinh chung... Việc sống có trách nhiệm được thể hiện qua các hành động thường ngày như đúng giờ, đúng hẹn, giữ chữ tín.

 Bên cạnh những bạn trẻ có ý thức, sống có trách nhiệm thì vẫn có một bộ phận giới trẻ sống vô trách nhiệm. Những hành động vô trách nhiệm đó sẽ gây lên những hậu quả nghiêm trọng. Thái độ đó thật đáng trách.

Mỗi thanh niên hiện nay cần sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Việc sống có trách nhiệm khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết của mình, chỉnh sửa lỗi sai.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác