(Siêu ngắn) Soạn bài Thơ Duyên - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Thơ Duyên trang 68, 69 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Thơ Duyên

* Trước khi đọc:

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.

Trả lời:

Mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh buốt, mùa xuân ẩm ướt

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?

Trả lời:

- Gió heo may

- Không khí mát mẻ

- Lá vàng rụng

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

''Cặp chim chuyền''. Đây là mối quan hệ có đôi có cặp, gắn bó với nhau.

2. Suy luận: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2?

Trả lời:

Mang một màu sắc trầm hơn và có vẻ dồn dập, nhanh chóng hơn.

* Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?

Trả lời:

Theo em, duyên ở đây là sự ngẫu nhiên, tự nó đến mà không có sự sắp xếp hay sắp đặt. Đó là sự gặp gỡ vốn có của những sự vật với nhau.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.

Trả lời:

- Nét tương đồng: bức tranh thiên nhiên

- Nét khác biệt:

+ Khổ thứ nhất: Bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng

+ Khổ thứ tư: Cảnh chiều thu với các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình “anh” – “em”

Khổ...

 

 

Khổ...

 

 

...

 

 

Trả lời:

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình “anh” – “em”

Khổ 1

Các sự vật có sự gần gũi, thân mật.

Đây là nơi gặp gỡ lần đầu.

Khổ 2

Thiên nhiên rộn ràng, vui tươi, nhưng nhẹ nhàng.

Lần đầu rung động.

Khổ 3

Không có.

Em bước đi trước, anh theo sau. Anh với em có duyên tình như được ông trời sắp đặt sẵn.

Khổ 4

Giữa khung cảnh rộng lớn, cảnh vật buồn bã, cô đơn.

Anh và em sắp sửa phải xa nhau khi trời gần cuối chiều.

Khổ 5

Cảnh vật nhẹ nhàng, êm dịu.

Anh thơ thẩn nhận ra đã phải lòng em lúc nào không hay.

 

Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.

Trả lời:

Vai trò: là chất xúc tác để phát triển duyên tình giữa anh và em. Anh và em gặp nhau trong một chiều mộng thu, có những rung động cùng nhau.

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Chủ thể trữ tình trong bài thơ: “anh” và “em”.

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: tình yêu.

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

Trả lời:

Nét độc đáo: Tìm hiểu về nhà thơ Xuân Diệu, đọc những tác phẩm của ông, có thể khẳng định rằng, trong các bài thơ viết về mùa thu thì Thơ duyên là bài thơ duy nhất không mang đậm chất nỗi ưu buồn. Duyên tình trong bài thơ tuy có sự chia li, xa cách, nhưng không mang cảm hứng buồn bã nhiều, mà trái lại, bởi đấy là duyên, nên khi gặp nhau, đã thấy được sự thân quen, tựa như gắn bó đã lâu. Nói cách khác, đó là sự an bài của tạo hóa. Hơn nữa, ở phần kết, Xuân Diệu sử dụng cụm “lòng anh thôi đã cưới lòng em” gợi sự nhí nhảnh nhưng cũng đầy lãng mạn. “Anh” nhận ra mình đã phải lòng “em” mất rồi. Thiên nhiên mùa thu hiện lên với những hình ảnh gần gũi, đỗi quen thuộc, nhưng qua cách chọn lọc hình ảnh, sử dụng câu từ, vần, nhịp mà hồn thơ trở nên tươi tắn, cuốn hút bạn đọc. Các sự vật khăng khít với nhau, khiến chủ thể trữ tình cũng như vậy. Khác với với bài “Thu điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến”, mùa thu tuy đẹp mà buồn man mác. Không gian được nhìn từ nhiều góc cạnh, cái tĩnh lặng đến bặt người trong cảnh lẫn tình.

B/ Học tốt bài Thơ Duyên

1/ Nội dung chính Thơ Duyên

Bài thơ cho thấy khung cảnh mùa thu đẹp đẽ, thơ mộng, tinh khôi và tươi mới, đầy sức sống qua cái nhìn của những người trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết, yêu đời, yêu người.

2/ Bố cục văn bản Thơ Duyên

- Đoạn 1: khổ 1,2: Khung cảnh một buổi chiều thu

- Đoạn 2: khổ 3: Sự hòa hợp trong tâm hồn nhà thơ

- Đoạn 3: khổ 4,5: Vạn vật trong thơ duyên trở nên có linh tính

3/ Tóm tắt văn bản Thơ Duyên

Bài thơ nói về tình yêu nhưng ở đây là tình yêu với cuộc sống, con người, thiên nhiên vẻ đẹp và sự hòa hợp với đời chính điều đó làm nên cái hay trong bài Thơ Duyên của Xuân Diệu.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Thơ Duyên

1. Giá trị nội dung:

- Sự xúc động trước cuộc giao duyên huyền diệu của cả thế gian này,

- Sự hoà quyện của ba mối tơ duyên chính thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người.

2. Giá trị nghệ thuật:

- Tính nhạc trong thơ

- Chất văn xuôi trong thơ

- Tượng trưng siêu thực.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác