(Siêu ngắn) Soạn bài Hương Sơn phong cảnh - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Hương Sơn phong cảnh trang 65, 66, 67 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Hương Sơn phong cảnh

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Trả lời:

Tôi xin giới thiệu và chia sẻ về vẻ đẹp tuyệt vời của vịnh Hạ Long, nằm ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới và là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng nhất của Việt Nam.

Lần đầu tiên đến thăm vịnh Hạ Long, tôi bị choáng ngợp bởi cảnh sắc tuyệt diệu nơi đây. Những hòn đảo lớn nhỏ mọc lên từ làn nước xanh biếc, một số có những hang động kì bí, số khác lại được phủ đầy cây cối xanh tươi. Trong buổi sớm mai, ánh nắng mặt trời chiếu rọi lên mặt nước, phản chiếu màu xanh ngọc bích đầy mê hoặc, tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ vừa tĩnh lặng đến lạ thường.

Tôi đã có cơ hội chèo thuyền kayak qua những vách đá vôi chọc trời và thăm quan những hang động đẹp như động Thiên Cung với các nhũ đá và măng đá tự nhiên tạo thành những hình thù kì thú. Mỗi khoảnh khắc tại vịnh Hạ Long đều khiến tôi cảm thấy thật nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn và kỳ vĩ.

* Đọc văn bản:

1. Theo dõi: Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Trả lời:

- "Ao ước bấy lâu nay" => Thể hiện cảm xúc chờ đợi, mong muốn

2. Tưởng tượng: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Trả lời:

Nơi linh thiêng, cảnh đẹp như tiên cảnh

3. Theo dõi: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Trả lời:

- Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6

- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. Câu 2 nhịp 3/3/2. Câu 4 nhịp 3/2/3. Câu 5 nhịp 2/2/2

- Cách kết thúc bài thơ thể hiện sự yêu mến khung cảnh nơi đây, người và cảnh như đã hòa vào làm một

* Sau khi đọc:

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định bố cục bài thơ.

Trả lời:

- Phần 1: Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn

- Phần 2: Mười câu giữa: tả cảnh Hương Sơn

- Phần 3: Năm câu cuối: suy niệm của tác giả

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Trả lời:

“vẻ đẹp thoát tục”, “vẻ đẹp diễm lệ”, “vẻ đẹp diệu kì”, “vẻ đẹp vĩnh hằng”

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Trả lời:

Chủ thể trữ tình trong Hương Sơn phong cảnh có hai dạng:

+ Chủ thể ẩn

+ Chủ thể nhập vai qua cụm “khách tang hải”

=> Hai chủ thể xuất hiện xen kẽ trong bài thơ, có lúc độc lập, có lúc hòa vào nhau.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Trả lời:

Vị trí

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

Khổ 1: Câu 1- 4

Thành kính, ngỡ ngàng, xúc động

Khổ 2: Câu 5-16

Say mê với vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên

Khổ 3: Câu 17 – hết

Yêu mến, tự hào

 

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca thiên nhiên đất nước, tình yêu đối với đất nước.

- Các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện:

Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây''

vẻ đẹp kì vĩ, hài hòa, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc

Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.”

sự vật cũng có linh hồn, sống động hòa hợp như con người

So sánh “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

cảnh tượng diễm lệ, huyền ảo

Ẩn dụ: “Gập ghềnh mây lối uốn thang mây”

cảnh tượng diễm lệ, mộng mị

 

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

Tạo sự nhịp nhàng cho bài thơ, bày tỏ được cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Trả lời:

Quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình quả đúng là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Quần thể bao gồm 48 hang động xuyên thủy, 31 dòng sông trong xanh. Bên cạnh đó là những kiến trúc chùa chiền cổ kính. Đây có thể nói là một nơi bạn được đắm mình vào trong không khí núi rừng cổ xưa. Ngồi trên thuyền, chúng ta như được thả hồn vào không gian tĩnh lặng, thanh bình. Những hang động như những viên ngọc thô chờ đợi du khách tới thăm. Bên trong các hang động là những đoạn thạch nhu do ảnh hưởng của thiên nhiên tạo ra. Điều này tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cuốn hút không nơi đâu có thể so sánh.

B/ Học tốt bài Hương Sơn phong cảnh

1/ Nội dung chính Hương Sơn phong cảnh

Qua bài thơ tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.

2/ Bố cục văn bản Hương Sơn phong cảnh

- Phần 1: Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn

- Phần 2: Mười câu giữa: tả cảnh Hương Sơn

- Phần 3: Năm câu cuối: suy niệm của tác giả

3/ Tóm tắt văn bản Hương Sơn phong cảnh

Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Chùa Hương là danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Hương Sơn phong cảnh

1. Giá trị nội dung:

- Miêu tả cảnh đẹp Hương Sơn

- Những rung động của tác giả trước thiên nhiên đất nước

2. Giá trị nghệ thuật:

- Hệ thống từ miêu tả tượng hình, tượng thanh gợi cảm

- Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác