(Siêu ngắn) Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ - Chân trời sáng tạo
Bài viết soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ trang 73, 74, 75, 76, 77 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
* Tri thức về kiểu bài
Kiểu bài:
Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Về nội dung:
• Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.
• Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...
- Về kĩ năng:
• Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.
• Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.
• Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
• Bố cục bài viết gồm 3 phần:
Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
* Đọc ngữ liệu tham khảo:
Văn bản: Sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu Điếu (Nguyễn Khuyến)
Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?
Trả lời:
- Theo em, ngữ liệu trên chưa thể coi là một bài viết hoàn chỉnh.
- Ngữ liệu chỉ có phần phân tích, chưa có phần mở bài và kết luận nên chưa thể xem là một văn bản hoàn chỉnh
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?
Trả lời:
- Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách kết hợp cả chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật.
- Cách trình bày như vậy giúp người viết khai thác được trọn vẹn những giá trị của bài, người đọc người nghe cũng dễ nắm bắt giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài viết.
Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.
Trả lời:
- Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu:
+ Không gian trong và lạnh của ao thu.
+ Sự tĩnh lặng của không gian.
+ Sự cao rộng của không gian.
Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?
Trả lời:
- Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ Thu điếu:
+ Không gian trong và lạnh: lạnh lẽo, trong veo.
+ Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: sóng biếc, lá gàng, gợn tí, khẽ đưa.
+ Trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: trời xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng.
Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm không?
Trả lời:
Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm nhận dạng khác nhau.
* Thực hành viết theo quy trình
Đề bài (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc
Nên chọn phân tích, đánh giá bài thơ đáp ứng những tiêu chí như:
• Được bản thân và nhiều bạn khác yêu thích.
• Có chủ đề và những điểm đặc sắc về hình thức nghệ thuật dễ nhận thấy.
• Có độ dài phù hợp.
Trả lời các câu hỏi sau để xác định mục đích viết, người đọc: Việc viết văn bản này nhằm mục đích gì? Ai sẽ là người đọc căn bản?
Thu thập tư liệu
Phạm vi lựa chọn của bạn khá rộng. Đó có thể là:
• Một bài ca dao.
• Một bài thơ bát cú, một bài thơ tứ tuyệt (hay thơ bốn câu).
Bạn cần quyết định chọn một bài thơ, đoạn thơ trong các trường hợp trên làm đối tượng phân tích đánh giá, đồng thời tìm đọc một số bài viết liên quan.
Khi đọc tư liệu, bạn cần:
• Ghi chép, đánh dấu những ý kiến nhận xét, đánh giá liên quan đến văn bản mình sẽ phân tích.
• Xem xét các ý kiến đã đề cập đến những phương diện nào, chưa đề cập phương diện nào của văn bản thơ mà bạn sẽ phân tích? Bản thân mình đồng tình với ý kiến nào hoặc có ý kiến khác không?
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
• Trả lời các câu hỏi:
- Bài thơ đề cập đến vấn đề gì? Tác giả đề cập đến vấn đề đó với thái độ, tình cảm như thế nào?
- Đưa ra một số dẫn chứng quan trọng (trích dẫn từ bài thơ) có thể minh hoạ cho các ý tưởng.
• Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của một bài thơ, bạn cần đặt và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của bài thơ này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?,...
• Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một bài thơ, bạn cần đặt và trả lời các câu hỏi phù hợp với đặc trưng thể loại của bài thơ ấy. Các câu hỏi có thể là: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào, thể thơ ấu có những điểm gì đáng lưu ý? Các yếu tố hình thức như cần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, kết cấu bài thơ có gì đặc sắc và đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào?
Lập dàn ý
Xây dựng hệ thống luận điểm bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý đã tìm, lần lượt chi tiết hoá từng luận điểm.
Bước 3: Viết bài
• Cách thức tiến hành viết bài như đã thực hiện khi viết bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (Bài 1).
• Tập trung phân tích, đánh giá sức biểu cảm của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong bài thơ.
• Nêu rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.
• Làm sáng tỏ các ý kiến nhận xét, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật bằng việc trích dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng kiểm.
Bài viết tham khảo
Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò một nhà cách mạng vĩ đại, mà còn là một nhà thơ nhà văn lớn của dân tộc. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Người là “Cảnh khuya”. Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
Trước hết, hai câu thơ đầu tiên đã khắc họa khung cảnh cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Đêm xuống, trăng càng sáng và lan tỏa khắp mọi không gian. Trong rừng vắng lắng, nhân vật trữ tình càng nghe thấy rõ được tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng như âm thanh của tiếng hát sâu lắng. Bác đã vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh để diễn tả tiếng suối.
Không chỉ dừng lại ở đó, ánh trăng chiến khu cũng được Bác khắc họa sinh động. Hình ảnh trăng trong thơ Bác vốn đã rất quen thuộc:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng)
Còn trong “Cảnh khuya”, ánh trăng được Bác diễn tả qua câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Cả hai cách hiểu đều cho thấy vẻ đẹp của ánh trăng. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.
Không chỉ khắc họa thiên nhiên trong đêm trăng, Bác còn gửi gắm tâm trạng của mình:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn mang một nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước tươi đẹp phải được độc lập, nhân dân phải được hạnh phúc.
Như vậy, bài thơ “Cảnh khuya” mang những nét tiêu biểu cho phong cách nội dung và nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
- Đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng kiểm.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST