(Siêu ngắn) Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam trang 82, 83, 84, 85, 86 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

* Trước khi đọc:

Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.

Trả lời:

Một di sản văn hóa là tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể của một nhóm người hay của xã hội, được kế thừa từ các thế hệ trước và được duy trì, lưu truyền đến ngày nay.

VD: Quần thể di tích Cố đô Huế. Quần thể này bao gồm Hoàng thành, Tử Cấm thành, các lăng tẩm và nhiều công trình kiến trúc khác, biểu trưng cho sự phát triển và độc đáo của văn hóa cung đình triều Nguyễn. 

Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.

Trả lời:

- Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ:

+ Một số bức tranh Đông Hồ: Lợn đàn, Vinh quy bái tổ, Đám cưới chuột,…

+ Loại giấy sử dụng để in tranh Đông Hồ là giấy điệp.

* Đọc văn bản:

1. Theo dõi: Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?

Trả lời:

- Thông tin cơ bản về Tranh Đông Hồ.

2. Đọc lướt: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?

Trả lời:

- Màu xanh, màu vàng, màu đen, màu đỏ.

3. Theo dõi: Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ.

Trả lời:

Vẽ mẫu > Can lại từng nét > In > Lấy xơ mướp xoa đều > Bóc giấy

4. Theo dõi: Đoạn cuối này hé mở thêm điều gì trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?

Trả lời:

- Tin tưởng, hi vọng, trân trọng, giữ gìn một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

* Sau khi đọc:

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.

Trả lời:

+ Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo

+ Can lại bản thảo rõ nét cùng với màu sắc phù hợp

+ In thành từng chồng. Dùng bìa đã quét đẫm màu

+ Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

Trả lời:

Đề tài: tranh Đông Hồ

Những đoạn có yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm:

+ ''Cả làng tất bật, chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp..''

+ ''Chợ tranh đông vui, sầm uất..''

+ ''Chế tác khéo léo, công phu''

+ ''Rộn ràng tranh Tết''

Mục đích: bày tỏ cảm xúc, sự công nhận, thán phục của người viết đối với nghệ thuật tranh Đông Hồ.

Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, nội dung của các mục 1,2,3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Bổ sung ý nghĩa, làm rõ giá trị tranh Đông Hồ.

Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

Trả lời:

+ Nhan đề, sapo, đề mục: giúp chia rõ từng phần của văn bản, người đọc dễ nắm bắt thông tin

Câu 5 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Trả lời:

+ Mục đích: giới thiệu tranh Đông Hồ

+ Quan điểm của người viết: khẳng định đây là một nét văn hóa truyền thống cần được lưu giữ và phát triển

+ Đồng tình bởi nghệ thuật tranh Đông Hồ cần được lưu truyền và phát triển

Câu 6 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.

Trả lời:

- Di sản: Hoàng thành Thăng Long, chùa một cột, vịnh Hạ Long…

- Suy nghĩ:

+ Bảo vệ thiên nhiên

+ Giới thiệu bạn bè quốc tế

+ Tuyên truyền, xây dựng niềm tự hào về di sản

+ Phục chế nếu cần thiết

B/ Học tốt bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

1/ Nội dung chính Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Văn bản đã nêu lên những đặc điểm đặc trưng của tranh Đông Hồ đồng thời ngợi ca và khẳng định giá trị của loại hình nghệ thuật đặc sắc này trong thể hiện văn hóa dân tộc.

2/ Bố cục văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

- Đoạn 1: Đề tài của tranh Đông Hồ

- Đoạn 2: Chất liệu và màu sắc của tranh Đông Hồ

- Đoạn 3: Quy trình chế tác

- Đoạn 4: Tầm ảnh hưởng của tranh Đông Hồ

- Đoạn 5: Lưu giữ và phục chế tranh Đông Hồ

3/ Tóm tắt văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Văn bản trình bày những đặc điểm nổi bật của tranh dân gian Đông Hồ từ đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh, chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp. Cách chế tác khéo léo công phu và tỉ mỉ.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

1. Giá trị nội dung:

- Cung cấp thông tin về tranh Đông Hồ

2. Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục trình bày rõ ràng, nguồn thông tin đáng tin cậy, chi tiết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác